==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Hà Giang hiện lên với sự hòa quyện bởi màu sắc của thiên nhiên yên bình, những dãy núi đá nhấp nhô cùng nhiều căn nhà mái đã bạc màu thời gian. Nhiều con đường khúc khuỷu quanh co, sát bên là vực sâu hiểm trở, những khúc cắt ngang làm cho bất cứ ai cũng thót tim. Trải nghiệm này là một trong những điều không thể nào quên được khi chính bạn cầm lái trên đường đi Hà Giang.

Hùng Vĩ Tứ Đại Đỉnh Đèo Đường Lên Tây Bắc

Miền núi Tây Bắc luôn là địa điểm ưa thích cho hàng ngàn dân phượt thích khám phá ghé chân. Cảnh sơn cước nơi đây còn được ví như cõi bồng lai tiên cảnh.

Nét nổi bật trong vẻ đẹp vùng núi phía Bắc không thể không kể đến những con đèo uốn lượn – thứ mà đã đi vào tiềm thức của khách thăm quan nói riêng và Tây Bắc núi chung. Người ta đến với Tây Bắc để trải nghiệm, để chinh phục bản thân, chinh phục thiên nhiên…và rồi tận hưởng vẻ đẹp trên từng cung đường đèo.

 

Chính vì vậy,  vẻ đẹp hung vì của “Tứ đại đỉnh đèo” trên miền núi Tây Bắc (Đèo Mã Pí Lèng,  Đèo Ô Quý Hồ, Đèo Pha Din, Đèo Khau Phạ) luôn là mục tiêu chinh phục, khám phá của mọi phượt thủ, mọi Lữ khách đặt chân đến nơi đây. 

Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang)

 

Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang) - Ảnh 1

 

Đây là cung đường chạy dài 20km uốn quanh đỉnh núi Mã Pí Lèng cao 2.000m, nối liền thị xã Mèo Vạc với Đồng Văn. Đoạn đèo này nổi tiếng với những cung đường uốn lượn như con rắn vắt mình từ ngọn núi này sang ngọn núi khác.

 

Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang) - Ảnh 2

 

Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang) - Ảnh 3

 

Con đường chạy qua đèo Mã Pì Lèng có tên gọi là đường Hạnh Phúc, được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam xây dựng từ năm 1959 – 1965. Tại đoạn đường đèo, các nhân công đã phải treo mình trên dây giữa các vách đá để thi công trong suốt 11 tháng.

 

Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang) - Ảnh 4

 

Từ năm 2009, vùng núi Mã Pí Lèng đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan. Đỉnh đèo là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam.

Đèo Khau Phạ

Đây là con đèo dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Và cũng là một trong những cung đường đèo quanh co, dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam.

 

Đèo Khau Phạ - Ảnh 1

 

Đèo nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có... ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.

 

Đèo Khau Phạ - Ảnh 2

 

Khung cảnh nhìn từ đèo Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín (tháng 9 - tháng 10). Khi lúa trên chân ruộng bậc thang Tú Lệ chín vàng là thời điểm mà nhiều khách thăm quan mạo hiểm chinh phục đèo để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp này.

 

Đèo Khau Phạ - Ảnh 3

 

Ngoài những thửa ruộng bậc thang trải dài miên man, nằm bên cung đường đèo quanh co của Khau Phạ còn cả những cánh rừng già mang đậm nét nguyên sơ, lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm.

Đèo Ô Quy Hồ

Với chiều dài gần 50km, đèo Ô Quy Hồ là con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc. Đây cũng là một trong số những cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất Việt Nam.

 

Đèo Ô Quy Hồ - Ảnh 1

 

Con đèo này nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo ở độ cao 2.000m chính là ranh giới giữa hai tỉnh.

 

Đèo Ô Quy Hồ - Ảnh 2

 

Đèo Ô Quy Hồ - Ảnh 3

 

Tên gọi Ô Quy Hồ xuất phát từ tiếng kêu da diết của một loài chim, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Bên cạnh đó, đèo Ô Quy Hồ cũng được gọi là đèo Hoàng Liên, do vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.

Đỉnh đèo Ô Quý Hồ nằm giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo có thể phủ kín băng tuyết.

 

Đèo Ô Quy Hồ - Ảnh 4

 

Trước kia, đoạn đèo này còn gắn với câu chuyện về những con hổ thần rình bắt người qua lại nên rất ít người dám vượt qua. Ngày nay, tuyến đường đèo đã được nâng cấp nhiều nên trở thành một cung đường xe cộ đi lại khá đông đúc.

Đèo Pha Đin

 

Đèo Pha Đin - Ảnh 1

 

Đèo Pha Đin có độ dài 32km với điểm cao nhất là 1.648m. Tên gọi đèo Pha Đinnguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, nghĩa là “Trời và Đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.

 

Đèo Pha Đin - Ảnh 2

 

Đèo Pha Đin - Ảnh 3

 

Đèo Pha Đin vừa nổi tiếng hiểm trở, vừa là nơi có khung cảnh đẹp mê hồn. Trên lưng chừng đèo thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một.

Đèo Pha Đin - Ảnh 4

 

Đèo Pha Đin có độ dài 32km với điểm cao nhất là 1.648m. Tên gọi đèo Pha Đinnguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, nghĩa là “Trời và Đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.

 

Đèo Pha Đin - Ảnh 5

 

Đèo Pha Đin - Ảnh 6

 

Đèo Pha Đin vừa nổi tiếng hiểm trở, vừa là nơi có khung cảnh đẹp mê hồn. Trên lưng chừng đèo thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một.

 

Say Đắm Vẻ Đẹp Hà Giang Mùa Nước Đổ

 

 

Nếu mùa xuân là sự khởi đầu của một năm, thì trong nông lịch của người vùng cao, thì mùa đổ nước bắt đầu của sự sinh sôi. Đó cũng là thời khắc đánh dấu sự gieo hy vọng với cầu mong mùa này, năm nay, thóc lúa đầy nhà, gia đình luôn hạnh phúc…

 

Đèo Pha Đin - Ảnh 7

 

Cứ độ tháng 5 tháng 6, ruộng bậc thang ở Hà Giang lại vẽ nên những gam màu nước thật kỳ diệu. Ai có cơ hội đặt chân đến Hà Giang dịp này, lúc không gian của mùa vụ mới được xem là đẹp nhất, nên thơ nhất, kỳ vỹ nhất.

 

Thật khó mà diễn tả hết những cung bậc cảm xúc khi đứng ở độ cao, nhìn xuống những tràn ruộng bậc thang mùa đổ nước. Sau mùa cày ải đất, nước được dẫn từ đỉnh núi xuống, theo những mương nước dẫn những dòng nước mát lành đổ vào từng tràn ruộng. Cứ thế, màu nước bạc hòa lẫn màu vàng của đất, tạo nên một gam màu sóng sánh, sóng sánh… Dưới nắng sớm ban mai, hay nắng chiều nghiêng soi, hay trong những ngày mây phủ, những tràn ruộng bậc thang mùa đổ nước đều đẹp một cách thơ mộng.

 

Đèo Pha Đin - Ảnh 8

 

Với những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh, chắc hẳn sẽ mê đắm và phải sưu tập cho mình đủ bộ ảnh những thời khắc một ngày, một mùa của Hà Giang mùa đổ nước. Thế nên, lên Hà Giang mùa đổ nước mọi người dễ bắt gặp những tay săn ảnh cứ lang thang trên những cung đường tìm cho mình chỗ bấm máy, góc chụp đẹp, lăn lê bò toài với rất nhiều tư thế chỉ vì muốn lưu hết vào máy ảnh những khoảnh khắc đẹp như sợ nó vuột qua mất…

 

Bởi thế, ngắm những bức ảnh đẹp, mới thấy được vẻ đẹp của bình minh với ánh nắng lấp lánh trên những tràn ruộng in rõ hình mặt trời phản chiếu xuống nước; hay màu tím của hoàng hôn cũng được thu vào ống kính tạo nên bức ảnh đầy chất thơ…

 

Đèo Pha Đin - Ảnh 9

Những tràn ruộng bậc thang mùa đổ nước cứ thay đổi màu sắc theo thời gian không gian của một ngày, khiến cho khách thăm quan không thôi nao lòng bởi vẻ đẹp của những “dải lụa” vắt ngang lưng trời ấy. Mùa đổ nước chỉ là một mùa trong năm của khung thời vụ trên những ruộng bậc thang, bắt đầu của một vụ với, bắt đầu của niềm tin và hy vọng về sự no ấm đủ đầy.

 

Mê Đắm Trong Thiên Đường Hoa Tam Giác Mạch Hà Giang

Vào tháng 10, 11 hàng năm, từ Quản Bạ, Yên Minh cho đến Mèo Vạc, Đồng Văn và khắp các đường đèo uốn khúc quanh co của Hà Giang chỗ nào cũng được phủ một màu hồng của hoa Tam giác mạch.

Đèo Pha Đin - Ảnh 10

Nhiều năm qua, tam giác mạch đã trở thành nguồn cảm hứng thu hút Lữ khách mọi miền đất nước đến thăm quan Hà Giang. Chính vì thế, năm nay hoa được đầu tư trồng nhiều hơn, nhằm phát triển địa phương.

Tam giác mạch là loài hoa bền bỉ, chịu rét và thiếu nước giỏi nên dễ dàng mọc ở cao nguyên đá Đồng Văn. Hoa đẹp nhất khi độ sắp tàn, chuyển màu từ trắng sang phớt hồng rồi đỏ thẫm. Hạt mạch có hình tam giác và hiện nay đã được thu hoạch dùng làm bánh và rượu. Những sản vật này đang được hi vọng sẽ giúp đẩy mạnh phát triển cho vùng Cao nguyên đá.

Nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng cao nguyên đá Đồng Văn, tạo thương hiệu cho Hà Giang thông qua hình ảnh cây hoa tam giác mạch, năm 2015, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Lễ hội hoa Tam giác mạch. Năm nay, Lễ hội sẽ được tổ chức trong thời gian 02 ngày, từ 14/10 đến 16/10/2016, tại huyện Đồng Văn và các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc.

 

Đèo Pha Đin - Ảnh 11

Nhiều hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ lễ hội như: Chương trình khai mạc; hội trại các hoạt động trải nghiệm (ẩm thực dân tộc, giao lưu trình diễn văn nghệ, trò chơi dân gian, canh tác gieo trông tam giác mạch, cưỡi ngựa, mặc trang phục dân tộc chụp ảnh trên đồng hoa Tam giác mạch…).

Ngoài ra, khách thăm quan còn được trải nghiệm các sản phẩm từ hoa tam giác mạch: Trình diễn giới thiệu quy trình sản xuất rượu và bánh làm từ Tam giác mạch; trưng bày giới thiệu và thưởng thức các sản phẩm từ hoa Tam giác mạch kết hợp giao lưu trình diễn văn-nghệ dân gian với chủ đề “Tâm hồn của đá”; triển lãm ảnh với chủ đề “Đá nở Hoa” (điểm nhấn là ảnh đẹp về hoa Tam giác mạch). Bên cạnh đó, tại lễ hội còn tổ chức trưng bày các sản phẩm văn hóa, nông nghiệp, các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đặc biệt, Lễ hội đường phố trình diễn âm nhạc dân gian và sắc màu trang phục các dân tộc Hà Giang với chủ đề “Huyền thoại hoa Tam giác mạch”, như: Diễu hành các mô hình xe, các khối trình diễn văn hóa dân tộc; trình diễn hòa tấu âm nhạc dân gian các dân tộc Hà Giang của các nghệ nhân; giao lưu với Lữ khách ; trình diễn và giới thiệu một số bộ trang phục đặc sắc các dân tộc Hà Giang; trình diễn rối cạn, xiếc, hình nộm vui nhộn, hoạt náo… hy vọng sẽ để lại nhiều ấn tượng trong lòng khách thăm quan.

Đèo Pha Đin - Ảnh 12

Lễ hội hoa Tam giác mạch được tổ chức hàng năm, nhằm xây dựng thương hiệu Lễ hội “hoa trên đá” với nét văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, độc đáo riêng có của Hà Giang. Đồng thời, thể hiện, phản ánh những nét độc đáo của cao nguyên đá “hồn của đá” và những nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống đặc sắc của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; tăng cường công tác quảng bá giới thiệu tiềm năng, lợi thế giá trị văn hóa của Hà Giang, thu hút khách tham quan trong nước và quốc tế đến tìm cơ hội đầu tư, giao lưu, hợp tác phát triển và hội nhập; xây dựng Cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang thành khu trọng điểm quốc gia. 

Qua đó, tôn vinh các giá trị văn hóa nhân văn các dân tộc trên địa bàn tỉnh, gắn với giá trị cảnh quan từ hoa tam giác mạch tạo ra điểm nhấn, sản phẩm trải nghiệm hấp dẫn, xây dựng hoa tam giác mạch trở thành thương hiệu đặc thù trong khai thác định hướng trong công tác chỉ đạo, quy hoạch vùng trồng Tam giác mạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giá trị, khuyến khích việc gieo trồng và sản xuất các sản phẩm từ Tam giác mạch bên cạnh việc tăng mức hưởng lợi từ hoạt động tham quan cho người dân.

Bỏ lại sau lưng phố thị, lên cao nguyên Đồng Văn để đứng giữa núi đá, đồi hoa, bạn sẽ được thỏa sức hít thở khí trời trong lành, thưởng ngoạn cảnh sắc hùng vĩ vùng cao và những món ăn ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây…

Say Đắm Vẻ Đẹp Hà Giang Mùa Nước Đổ

Nếu mùa xuân là sự khởi đầu của một năm, thì trong nông lịch của người vùng cao, thì mùa đổ nước bắt đầu của sự sinh sôi. Đó cũng là thời khắc đánh dấu sự gieo hy vọng với cầu mong mùa này, năm nay, thóc lúa đầy nhà, gia đình luôn hạnh phúc…

 

Say Đắm Vẻ Đẹp Hà Giang Mùa Nước Đổ - Ảnh 1

 

Cứ độ tháng 5 tháng 6, ruộng bậc thang ở Hà Giang lại vẽ nên những gam màu nước thật kỳ diệu. Ai có cơ hội đặt chân đến Hà Giang dịp này, lúc không gian của mùa vụ mới được xem là đẹp nhất, nên thơ nhất, kỳ vỹ nhất.

 

Thật khó mà diễn tả hết những cung bậc cảm xúc khi đứng ở độ cao, nhìn xuống những tràn ruộng bậc thang mùa đổ nước. Sau mùa cày ải đất, nước được dẫn từ đỉnh núi xuống, theo những mương nước dẫn những dòng nước mát lành đổ vào từng tràn ruộng. Cứ thế, màu nước bạc hòa lẫn màu vàng của đất, tạo nên một gam màu sóng sánh, sóng sánh… Dưới nắng sớm ban mai, hay nắng chiều nghiêng soi, hay trong những ngày mây phủ, những tràn ruộng bậc thang mùa đổ nước đều đẹp một cách thơ mộng.

 

Say Đắm Vẻ Đẹp Hà Giang Mùa Nước Đổ - Ảnh 2

 

Với những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh, chắc hẳn sẽ mê đắm và phải sưu tập cho mình đủ bộ ảnh những thời khắc một ngày, một mùa của Hà Giang mùa đổ nước. Thế nên, lên Hà Giang mùa đổ nước mọi người dễ bắt gặp những tay săn ảnh cứ lang thang trên những cung đường tìm cho mình chỗ bấm máy, góc chụp đẹp, lăn lê bò toài với rất nhiều tư thế chỉ vì muốn lưu hết vào máy ảnh những khoảnh khắc đẹp như sợ nó vuột qua mất…

 

Bởi thế, ngắm những bức ảnh đẹp, mới thấy được vẻ đẹp của bình minh với ánh nắng lấp lánh trên những tràn ruộng in rõ hình mặt trời phản chiếu xuống nước; hay màu tím của hoàng hôn cũng được thu vào ống kính tạo nên bức ảnh đầy chất thơ…

 

Say Đắm Vẻ Đẹp Hà Giang Mùa Nước Đổ - Ảnh 3

Những tràn ruộng bậc thang mùa đổ nước cứ thay đổi màu sắc theo thời gian không gian của một ngày, khiến cho khách thăm quan không thôi nao lòng bởi vẻ đẹp của những “dải lụa” vắt ngang lưng trời ấy. Mùa đổ nước chỉ là một mùa trong năm của khung thời vụ trên những ruộng bậc thang, bắt đầu của một vụ với, bắt đầu của niềm tin và hy vọng về sự no ấm đủ đầy.

Mê Đắm Trong Thiên Đường Hoa Tam Giác Mạch Hà Giang

Vào tháng 10, 11 hàng năm, từ Quản Bạ, Yên Minh cho đến Mèo Vạc, Đồng Văn và khắp các đường đèo uốn khúc quanh co của Hà Giang chỗ nào cũng được phủ một màu hồng của hoa Tam giác mạch.

Mê Đắm Trong Thiên Đường Hoa Tam Giác Mạch Hà Giang - Ảnh 1

Nhiều năm qua, tam giác mạch đã trở thành nguồn cảm hứng thu hút khách thăm quan mọi miền đất nước đến thăm quan Hà Giang. Chính vì thế, năm nay hoa được đầu tư trồng nhiều hơn, nhằm phát triển địa phương.

Tam giác mạch là loài hoa bền bỉ, chịu rét và thiếu nước giỏi nên dễ dàng mọc ở cao nguyên đá Đồng Văn. Hoa đẹp nhất khi độ sắp tàn, chuyển màu từ trắng sang phớt hồng rồi đỏ thẫm. Hạt mạch có hình tam giác và hiện nay đã được thu hoạch dùng làm bánh và rượu. Những sản vật này đang được hi vọng sẽ giúp đẩy mạnh phát triển cho vùng Cao nguyên đá.

Nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng cao nguyên đá Đồng Văn, tạo thương hiệu cho Hà Giang thông qua hình ảnh cây hoa tam giác mạch, năm 2015, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Lễ hội hoa Tam giác mạch. Năm nay, Lễ hội sẽ được tổ chức trong thời gian 02 ngày, từ 14/10 đến 16/10/2016, tại huyện Đồng Văn và các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc.

 

Mê Đắm Trong Thiên Đường Hoa Tam Giác Mạch Hà Giang - Ảnh 2

Nhiều hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ lễ hội như: Chương trình khai mạc; hội trại các hoạt động trải nghiệm (ẩm thực dân tộc, giao lưu trình diễn văn nghệ, trò chơi dân gian, canh tác gieo trông tam giác mạch, cưỡi ngựa, mặc trang phục dân tộc chụp ảnh trên đồng hoa Tam giác mạch…).

Ngoài ra, Lữ khách còn được trải nghiệm các sản phẩm từ hoa tam giác mạch: Trình diễn giới thiệu quy trình sản xuất rượu và bánh làm từ Tam giác mạch; trưng bày giới thiệu và thưởng thức các sản phẩm từ hoa Tam giác mạch kết hợp giao lưu trình diễn văn-nghệ dân gian với chủ đề “Tâm hồn của đá”; triển lãm ảnh với chủ đề “Đá nở Hoa” (điểm nhấn là ảnh đẹp về hoa Tam giác mạch). Bên cạnh đó, tại lễ hội còn tổ chức trưng bày các sản phẩm văn hóa, nông nghiệp, các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đặc biệt, Lễ hội đường phố trình diễn âm nhạc dân gian và sắc màu trang phục các dân tộc Hà Giang với chủ đề “Huyền thoại hoa Tam giác mạch”, như: Diễu hành các mô hình xe, các khối trình diễn văn hóa dân tộc; trình diễn hòa tấu âm nhạc dân gian các dân tộc Hà Giang của các nghệ nhân; giao lưu với khách thăm quan; trình diễn và giới thiệu một số bộ trang phục đặc sắc các dân tộc Hà Giang; trình diễn rối cạn, xiếc, hình nộm vui nhộn, hoạt náo… hy vọng sẽ để lại nhiều ấn tượng trong lòng Lữ khách .

Mê Đắm Trong Thiên Đường Hoa Tam Giác Mạch Hà Giang - Ảnh 3

Lễ hội hoa Tam giác mạch được tổ chức hàng năm, nhằm xây dựng thương hiệu Lễ hội “hoa trên đá” với nét văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, độc đáo riêng có của Hà Giang. Đồng thời, thể hiện, phản ánh những nét độc đáo của cao nguyên đá “hồn của đá” và những nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống đặc sắc của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; tăng cường công tác quảng bá giới thiệu tiềm năng, lợi thế giá trị văn hóa của Hà Giang, thu hút khách tham quan trong nước và quốc tế đến tìm cơ hội đầu tư, giao lưu, hợp tác phát triển và hội nhập; xây dựng Cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang thành khu trọng điểm quốc gia. 

Qua đó, tôn vinh các giá trị văn hóa nhân văn các dân tộc trên địa bàn tỉnh, gắn với giá trị cảnh quan từ hoa tam giác mạch tạo ra điểm nhấn, sản phẩm trải nghiệm hấp dẫn, xây dựng hoa tam giác mạch trở thành thương hiệu đặc thù trong khai thác định hướng trong công tác chỉ đạo, quy hoạch vùng trồng Tam giác mạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giá trị, khuyến khích việc gieo trồng và sản xuất các sản phẩm từ Tam giác mạch bên cạnh việc tăng mức hưởng lợi từ hoạt động tham quan cho người dân.

Bỏ lại sau lưng phố thị, lên cao nguyên Đồng Văn để đứng giữa núi đá, đồi hoa, bạn sẽ được thỏa sức hít thở khí trời trong lành, thưởng ngoạn cảnh sắc hùng vĩ vùng cao và những món ăn ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây…

Hà Giang chốn bồng lai tiên cảnh

Hà Giang chốn bồng lai tiên cảnh
11 1 12 23 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==