==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

khách thăm quan sẽ được viếng thăm nhiều danh thắng đẹp như: phố cổ Đồng Văn, núi đôi Quản Bạ, cột cờ Lũng Cú... Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được thưởng thức nhiều món ăn và đặc sản hấp dẫn. Phần 1 của bài viết, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số đặc sản hấp dẫn tại Hà Giang: thịt trâu gác bếp, cháo ấu tẩu, rêu nướng và mật ong bạc hà.

1. Thịt trâu gác bếp 

Tham gia Chuyến đi hà giang để được thưởng thức món thịt trâu gác bếp Không giống như khô được làm từ thịt trâu, bò ở miền xuôi, khô trâu miền đá Hà Giang được chế biến với cách làm truyền thống, thành món ăn độc đáo.

Khi làm, Người ta thường chọn những phần thịt trâu ngon rồi xẻ dọc theo thớ thịt thành những miếng dài kiểu con chì, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá.

Với miếng thịt trâu thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu. Thịt được ướp muối và gừng, ớt, tiêu rừng. Sau đó, thịt mắc trên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng. Gác bếp suốt hai tháng liền, khối thịt trâu ám khói đen và khô lại, thấm hết mọi gia vị vào trong. Trên bề mặt vẫn còn những hạt tiêu rừng, miếng ớt, miếng gừng…

Hà Giang Những Món Ăn Hấp Dẫn ( P1 ) - Ảnh 1

 

Cách làm chỉ đơn giản như thế nhưng khô trâu là món đặc sản của nhiều tộc người ở vùng đất này. Người ta đặt khô trâu trên giàn bếp để bảo quản lâu. Ăn tới đâu lấy xuống tới đó và xé nhỏ ra. Khói ám lâu ngày làm cho thịt trâu có mùi vị đặc biệt nhưng không khó chịu vì hôi khói.

 

Nhiều món thịt được chế biến kiểu gác bếp nhưng có lẽ khô trâu là món đặc biệt nhất. Trâu miền đá rất khỏe. Chúng ăn nhiều, di chuyển nhiều nên rất vạm vỡ, thịt dai. Mổ trâu, những thứ không bảo quản được, người ta dùng chế biến các món ăn để dùng trong thời gian ngắn. Phần thịt ngon cắt ra và ướp gia vị mang gác bếp để trong thời gian dài.

Hà Giang Những Món Ăn Hấp Dẫn ( P1 ) - Ảnh 2

Các tộc người bản địa dùng khô trâu trong các bữa ăn hàng ngày hoặc các chuyến đi rừng dài ngày. Vào mùa mưa lũ, món ăn này phát huy tác dụng bởi đảm bảo chất dinh dưỡng cho bà con dân tộc trong lúc làng bản bị cách ly với bên ngoài. Ăn chưa quen, người miền xuôi sẽ phải nhăn mặt với vị cay của gia vị và vị mặn của khô nên chỉ có thể nhấm từng chút một. Tuyệt nhất là nhấm khô trâu với rượu ngô. Cảm giác mặn, cay sẽ không còn nữa mà chỉ còn hương vị hài hòa của ẩm thực đặc trưng miền đá Hà Giang.

2. Cháo Ấu Tẩu Hà Giang

Quý khác tham gia chương trình hà giang sẽ được thưởng thức món cháo ấu tẩu thơm ngon bổ dưỡng

Cháo ấu tẩu có cả bốn mùa và chỉ bán vào buổi tối. Theo kinh nghiệm lâu năm của những người dân ở đây cháo có tác dụng tốt nhất qua giấc ngủ đêm. Bát cháo ấu tẩu cũng như vị thuốc thần giúp xoa tan mệt nhọc của một ngày để có một giấc ngủ sâu và khoan khoái hơn.

 

Nấu được bát cháo Ấu Tẩu cũng cầu kỳ và nhiều công đoạn. Củ ấu tẩu được ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm, sau đó rửa sạch và đem ninh hơn 4 giờ cho tới khi củ mềm, bở tơi. Gạo tẻ thơm, trộn ít nếp cái hoa vàng cho cháo đặc sánh.

 

Bột củ ấu tẩu được nấu lẫn gạo và nước dùng ninh từ chân giò lợn. Cuối cùng khi bắc ra đập trứng gà, cho thêm ớt, tiêu, hành, rau mùi dậy lên mùi thơm ngọt ngào. Thêm chút tía tô tăng thêm tác dụng giải cảm của bát cháo. Vị ngon của cháo còn phụ thuộc bí quyết của từng nhà hàng

Hà Giang Những Món Ăn Hấp Dẫn ( P1 ) - Ảnh 3

Cháo ấu tẩu có màu nâu sậm, vị đắng như tam thất

3. Rêu nướng

Lâu nay, rêu đá chỉ được coi là một loại thủy sinh không nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang tỉnh Hà Giang, thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ. Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng. Chương trình Hà Giang sẽ giúp cho khách thăm quan có cơ hội thưởng thức món ăn vừa lạ lùng và độc đáo này.

Theo người dân địa phương, khi đi tìm rêu, họ thường chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món.

Chị Hoàng Thị Cấp - Xã Xuân Giang, Quang Bình, Hà Giang cho biết: “Khi vớt, phải đứng ở dưới suối, nước cứ chảy từ trên xuống và lấy tay quơ ngang lấy, những cái nào non nhất thì mình cầm được còn cái già thì nó vẫn bám ở đá. Rêu chỉ sống trong 7 ngày, khi nó mọc lên 3 - 4 ngày là đi vớt được rồi, còn quá 7 ngày nó trở thành màu trắng bệch và không ăn được nữa”.

Rêu suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon rất ít và rêu ăn được có theo mùa, bởi vậy đối với bà con nơi đây rêu cũng là một món ăn quý. Rêu có thể được chế biến thành nhiều món như rêu rán, rêu khô nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng.

Theo chị Hoàng Thị Cấp, sau khi xé tơi rêu thì trộn các gia vị như xả, lá mùi tàu, lá dăm, lá hẹ và có thể cho 1-2 hạt dổi vào để cho thơm cùng với muối, mì chính, cần cái gì thì mình cho vào tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình, sau khi trộn xong gói lá rồi nướng trên than bếp.

Khi nướng, người ta không phải xoay nhiều lần mà nướng chín một bên, sau đó nướng tiếp bên còn lại. Khi dùng hai ngón tay bấm thấy mềm là quẹ đã chín. Vì rêu ăn được theo mùa nên ngoài việc chế biến rêu tươi, người ta còn phơi khô rêu, cất lên gác bếp để làm món ăn dự trữ. Chỉ có khách quý mới được đãi món rêu khô trên gác bếp. Rêu nướng không chỉ là món ăn được nhiều đồng bào dân tộc ưa thích, mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng.  

4. Mật Ong Bạc Hà Đồng Văn

Hà Giang có một sản vật độc đáo mà ít ai biết đến đó chính là mật ong bạc hà. Một thứ quà tặng mà bất cứ ai lên đây cũng muốn tìm mua bằng được.

Mật ong bạc hà lôi cuốn và làm say đắm lòng Lữ khách không chỉ bởi vị ngọt đậm đà, êm dịu, thơm ngon, bổ dưỡng và mùi hương đặc biệt, mà hơn hết đó chính là thứ tinh tuý từ núi đá, cùng những hạt sương mai và vô vàn những khó nhọc của người Mông trên vùng cao nguyên đá.

Bạc hà là một loài cây dại, hoa có màu tím hồng, nở vào độ từ tháng 9 tới tháng 12 âm lịch, mùa hoa bạc hà nở rộ một màu rực rỡ như xua đi những cảm giác nặng lề, khô cằn và khắc nghiệt của miền đá dữ này cũng là lúc những bầy ong cao nguyên đá đua nhau đi lấy mật về tổ để chắt lọc ra từng giọt mật quý giá cho đời.

Hà Giang Những Món Ăn Hấp Dẫn ( P1 ) - Ảnh 4

Từ lâu mật ong bạc hà đã được truyền tụng là một vị thuốc với những dược tính đặc biệt. Đó là khả năng bồi bổ sức khỏe, công dụng chữa các bệnh về hô hấp, đường tiêu hóa. Vị thơm, ngọt dịu hiếm có của loại mật ong này cũng có sức hút đặc biệt.

Mật ong bạc hà được người Mông ở cao nguyên đá sản xuất theo phương pháp truyền thống, chủ yếu lấy từ hoa bạc hà và một số loài hoa của các loại thảo mộc hoang dại. Mật ong bạc hà có màu xanh nhạt, pha lẫn chút màu vàng nhạt, khi thưởng thức có mùi thơm đặc trưng riêng, vị ngọt dịu mát và sánh đặc…là thứ mật thơm ngon hơn tất thảy những thứ mật ong khác mà tôi đã từng gặp. Có lẽ cũng chính vì vậy mà giá bán của mật ong bạc hà cũng cao hơn rất nhiều các loại mật ong khác. Hơn nữa, sản lượng mật ong bạc hà mỗi năm không nhiều, không bầy bán ở chợ như những thứ khác nên khó tìm mua thứ đặc sản độc đáo này.

Hà Giang Những Món Ăn Hấp Dẫn ( P1 ) - Ảnh 5

Nghề nuôi ong lấy mật của người Mông trên cao nguyên đá đã có từ nhiều đời nay, mỗi gia đình đều có vài ba tổ ong để nuôi lấy mật làm thuốc và làm bánh vào các dịp lễ Tết. Ngày nay, trên cao nguyên đá đang phát triển khởi sắc, mật ong bạc hà là thứ quà tặng độc đáo và hấp dẫn đối với nhiều khách thăm quan khi lên cao nguyên đá. Vì vậy, nhu cầu mua mật ong bạc hà ngày càng cao của Lữ khách đã mang lại những nguồn thu nhập đáng kể cho người Mông nơi đây.

Tuy nhiên, để sản vật đặc biệt thơm ngon, quý giá này được nhiều người biết đến và trở thành thương hiệu nổi tiếng cần có chiến lược phát triển, quảng bá, giới thiệu rộng rãi để khách thăm quan đến với cực bắc Hà Giang có thể mua mật ong bạc hà một cách dễ dàng hơn.

Hà Giang Những Món Ăn Hấp Dẫn ( P1 )

Hà Giang Những Món Ăn Hấp Dẫn ( P1 )
50 5 55 105 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==