==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==
Lũng Cú - mảnh đất địa đầu Tổ quốc, thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang khoảng 200km. Từ thị xã, theo quốc lộ 4C ngược lên phía đông bắc khoảng 160km, khách thăm quan sẽ đến xã Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Từ đây, tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa nối liền hai xã Lũng Cú - Đồng Văn khoảng 40km, Lữ khách sẽ đến với đỉnh Lũng Cú.
Tham gia Hành trình hà giang, Lữ khách phải đi qua nhiều con đường và được ngắm nhìn cảnh vật hùng vĩ nơi đây. Đường lên Hà Giang quanh co dốc đứng, xuyên qua biết bao núi rừng mà không biết đâu là điểm cuối.
Tìm hiểu người Dân tộc Mông còn có tên gọi khác gọi khác là Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng. Nhóm địa phương: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Ðỏ, Mông Ðen, Mông Xanh, Na Miẻo. Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ hệ Mông – Dao, Hoạt động sản xuất: Nguồn sống chính là làm nương định canh hoặc nương du canh trồng ngô, lúa, lúa mạch.
trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc là điểm nhấn trong các hành trình Chương trình Hà Giang đưa quý khách Gầu Tào là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh. Nếu hội tổ chức ba năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày. Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông.
Dốc Bắc Sum bắt đầu từ xã Minh Tân (Vị Xuyên) lên xã Quyết Tiến (Quản Bạ) được nhiều người ví như đèo Pha Đin của Hà Giang. Con đường ngoằn ngoèo như rắn uốn khúc đưa ta đến một miền đất đặc biệt của Hà Giang, vùng đá với khí hậu khác biệt, lạnh hơn dù chỉ cách nhau vài cây số.
Vượt qua chặng đường khúc khuỷu dài gần 200km, bạn sẽ thấy cao nguyên đá Đồng Văn hiện ra kỳ ảo. Nơi đây ghi dấu cột cờ Lũng Cú cao hơn 1.700m so với mặt nước biển, địa đầu tổ quốc.
Lữ khách muốn thấy được cảnh sắc hùng vĩ cùng cuộc sống tươi đẹp ở cung đường này phải vượt qua những con đèo cao vút như đèo Bắc Sum, đèo Cổng Trời, ngược lên Lũng Cú vời vợi mây trời.
Đến với Tây Bắc, ngoài những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán lâu đời, đặc sắc của các dân tộc thiểu số, khách thăm quan không thể bỏ qua nét đẹp hùng vĩ của rừng núi Tây Bắc. Nổi bật trong đó là những con đèo uốn lượn đã đi vào tâm thức của Lữ khách , được mệnh danh "Tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam: Đèo Mã Pí Lèng , Đèo Ô Quý Hồ, Đèo Pha Din, Đèo Khau Phạ.
Tìm hiểu Tộc Người Lô Lô có tên gọi khác: Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn. Nhóm địa phương: Lô Lô hoa và Lô Lô đen. Dân số: 3.134 người. Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng), gần với Miến hơn. Họ là cư dân có mặt rất sớm ở vùng cực bắc của Hà Giang.Người Lô Lô chủ yếu làm ruộng nước và nương định canh với các cây trồng chính như lúa nếp, lúa tẻ và ngô. Chăn nuôi gia đình tương đối phát triển và là một nguồn lợi đáng kể.
Trong các nghi lễ truyền thống của người Dao có một nghi lễ đặc biệt được gọi là lễ Cấp sắc hay lễ Lập tịnh chỉ có ở nam giới, cho đến nay vẫn được bảo tồn và duy trì. Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy Cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng.
Đèo Mã Pì Lèng nằm trong quần thể công viên địa chất Đồng Văn (Hà Giang), nơi được công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Đường đèo men theo sườn núi, vừa lãng mạn, vừa hùng vĩ, là điểm đến của khách thăm quan.Đường lên Đồng Văn, Mèo Vạc xuyên qua những rừng đá tai mèo, xứng với tên gọi “cao nguyên đá”.
Tìm hiểu phong tục tập quan của người Dân tộc La Chí với tên tự gọi Cù tê. Tên gọi khác: Thổ Ðen, Mán, Xá. Dân số: 7.863 người. Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai (ngữ hệ Thái – Ka Ðai), cùng nhóm với tiếng La Ha, Cơ Lao, Pu Péo. Lịch sử: Người La Chí có lịch sử cư trú lâu đời ở Hà Giang, Lào Cai. Người La Chí giỏi nghề khai khẩn và làm ruộng bậc thang, trồng lúa nước. Họ gặt lúa nếp bằng hái nhắt còn gặt lúa tẻ bằng liềm, đập lúa vào máng gỗ lấy thóc ngay ở ngoài ruộng. Họ sử dụng cả ba loại nương với các công cụ sản xuất khác nhau: gậy chọc lỗ, cuốc, cày. Người ta dành nương tốt nhất để trồng chàm, bông.