==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Trong số những cung đường gây thương nhớ thì cung đường chữ M là độc đáo và đặc biệt nhất. Hãy cùng theo chân Vietsense Travel khám phá cung đường chữ M này và các con đường chỉ có trên Cao nguyên đá trong bài viết dưới đây các bạn nhé!

trải nghiệm Hà Giang từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ. Một trong những lát cắt độc đáo tạo nên sự hùng vĩ rất đỗi tự nhiên ấy chính là những cung đường cheo leo, hiểm trở nằm dài trên mảnh đất cao nguyên đá. Không chỉ vô cùng khó đi, khó chinh phục, những cung đường này còn gây ấn tượng với khách thăm quan Hà Giang bởi những “đường cong hoàn hảo” đến từ những khúc cua tay áo, những đoạn dốc dài đầy hiểm nguy, tạo nên một vẻ đẹp kỳ thú mà mềm mại của vùng đất khó khăn bậc nhất cả nước này...

Trong số những cung đường gây thương nhớ Của Hà Giang thì cung đường chữ M là độc đáo và đặc biệt nhất. Hãy cùng theo chân Vietsense Travel khám phá cung đường chữ M này và các con đường chỉ có trên Cao nguyên đá trong bài viết dưới đây các bạn nhé!

Cung đường chữ M Hà Giang

Có người trải nghiệm Hà Giang vì say mê với những chùm hoa tam giác mạch quyến rũ và lộng lẫy, hay ngẩn ngơ trước những bông cúc cam rực rỡ trên phiến đá tai mèo, hoặc những bông cải vàng tỏa nắng mỗi khi nàng xuân gõ cửa. Nhưng cũng có không ít người chương trình Hà Giang, đến với mảnh đất cao nguyên hùng vĩ và rợp ngợp này vì mê mải với những cung đường uốn lượn, ngoằn nghèo và khúc khuỷu, kích thích ý chí chinh phục của con người. hành trình Hà Giang vẫn luôn đẹp, kỳ vĩ và ngoạn mục như thế. 

Cung đường chữ M Của Hà Giang thực chất là một đoạn đường quanh co hình chữ M trải dài trên đường từ Yên Minh tới Mèo Vạc. Từ trên cao nhìn xuống, cung đường mềm mại này tựa như một dải lụa hờ hững ai đó vô tình bỏ quên dưới chân núi, tạo nên một vẻ đẹp “trùng khít” với không khí rợp ngợp của núi đồi, với vẻ đẹp hùng tráng của trời đất.

Hành trình trải nghiệm trên các con đường chỉ có ở Cao nguyên đá

Hành trình trải nghiệm trên các con đường chỉ có ở Cao nguyên đá

Dốc Bắc Sum

Dốc Bắc Sum - Ảnh 1

Dốc Bắc Sum trải dài từ khu vực xã Minh Tân (Vị Xuyên) đến xã Quyết Tiến (Quản Bạ), là một trong những con dốc uốn lượn, ngoằn ngoèo nhất Của Hà Giang. Nổi tiếng với vẻ đẹp mềm mại, hũng vĩ cùng những “đường cong hoàn hảo”, nhắc đến dốc Bắc Sum ta không thể không nhắc tới nhiều khúc cua nối liên tiếp nhau, tạo nên “bản năng” hiểm trở và cheo leo của con dốc này. Đây là cung đường “nhất định phải chinh phục” đối với những phượt thủ chuyên nghiệp khi đến Hà Giang. Nhiều khách thăm quan còn ví dốc Bắc Sum như đèo Pha Đin, vốn được xem là một trong tứ đại đỉnh đèo của Lữ Hành Việt Nam . Để chinh phục con dốc này, lữ khách Hà Giang sẽ phải vượt qua từng đỉnh dốc cao rồi lại đổ dốc, nghiêng mình rạp xuống theo khúc cua của chúng. Không chỉ là nổi tiếng với đoạn 9 khúc cua liên tiếp, dốc Bắc Sum Của Hà Giang còn đưa Lữ khách tới thăm cổng trời – một vùng đất đặc biệt với tiết trời se se lạnh hơn. khách thăm quan sẽ được chiêm ngưỡng và tận hưởng một không gian tuyệt đẹp và trong lành ở nơi đây.

Dốc Bắc Sum - Ảnh 2

Có không ít người đi ô-tô, xe máy đến với cao nguyên đá vào buổi tối, hôm sau về vào buổi sáng, đi đến đoạn dốc này phải đổi lái và không khỏi sững sờ vì tại sao tối qua mình lại vượt được đoạn dốc hùng tráng này. Đoạn dốc dài vài cây số này không biết đã tốn biết bao công sức của những chuyến xe nhọc nhằn nối đuôi nhau, vượt qua độ cao để tiếp sức cho sự phát triển của cao nguyên đá.

 

Núi Đôi Cô Tiên

Vượt qua dốc Bắc Sum, con đường vắt núi đá ở đầu thị trấn Tam Sơn hướng con mắt khách thăm quan Hà Giang nhìn vào cặp núi đầy quyến rũ và gợi cảm. Có lẽ không cần phải gắn biển hiệu là “Núi Đôi” vì mọi người, ai ai cũng có thể nhận ra điểm khám phá Hà Giang nổi tiếng và độc đáo này ngay từ cái nhìn đầu tiên. Từ đoạn đường này, không biết bao nhiêu phượt thủ chuyên nghiệp đã loạng choạng vì mải miết truy đuổi theo những liên tưởng phong phú, đặt dấu hỏi chấm cho câu hỏi mãi không bao giờ có lời giải đáp: “sao thiên nhiên lại căng và tròn đầy đến vậy?”.

Núi Đôi Cô Tiên

Dù có chương trình Hà Giang vào bất cứ thời điểm nào trong năm thì thung lũng Tam Sơn vẫn toát lên một vẻ đẹp thơ mộng như thế. Lúc bồng bềnh trong màu lúa xanh non tơ, e thẹn, lúc lại đằm thắm, trù phú trong màu lúa chín vàng hấp dẫn tô điểm thêm cho núi đôi thần tiên càng trở nên ngọt ngào, quyến rũ. Khi mùa khói sương thu tàn, mùa đông gõ cửa, đôi núi bồng bềnh ẩn hiện trong những làn mây hờ hững khiến trái tim của biết bao lữ khách Hà Giang cũng thấy lao đao và xốn xang đến lạ. Qua 4 mùa, từ đoạn đường như dải lụa vắt qua núi này, người ta có thể “bắt mạch” cho sức khỏe của Cô Tiên bởi sự thay đổi sắc màu hiện ra từ đôi gò bông đào không được xâm phạm này.

Tạm chia tay một thị trấn để lại nhiều nỗi nhung nhớ và xuyến xao, đoạn đường từ Cán Tỷ đi trên bờ sông Miện đôi lúc được điểm xuyết bởi những vết “thiên thạch” đâm thủng. Gọi như thế là bởi vì đoạn đường này rất nhiều lần bị đá mồ côi lăn từ trên những lưng núi đổ xuống, khiến cả một đoạn đường đá rải nhựa bị “thương lỗ chỗ”. Nói về đá mồ côi, là loại đá khá phổ biến ở hành trình Hà Giang; đặc biệt ở Cán Tỷ, Lữ khách có thể dễ dàng nhìn thấy và cảm nhận vì sao người ta lại gọi nó là đá mồ côi, một loại đá không hề có mặt trong danh sách các loại đá của các nhà khoa học nghiên cứu về địa chất. Những viên đá, hòn đá nằm im lìm trong đất, bị thời gian tôi luyện và dần dần trơ chân, đá không còn nơi ẩn náu và phải buông mình, phiêu lưu để tìm cuộc sống mới. Do đó, người ta mới gọi nó là đá mồ côi. 

Men theo đoạn đường từ xã Na Khê đến xã Lao Và Chải của huyện Yên Minh dài hơn 10km vào buổi chiều cũng đem đến cho khách thăm quan Hà Giang những cảm xúc mới lạ, hấp dẫn. Phiêu lưu giữa chiều gió, những rặng thông rì rào trải dài theo chiều biên cương mang đến cho người lữ khách một cảm giác thật cô liêu vời vợi. Biên giới xanh bâng khuâng như còn vấn vương điều gì càng làm cho quãng đường này trở nên bám sâu vào nỗi nhớ của những ai nhiều lần qua đây. Có lẽ dọc miền đất Hà Giang, nơi địa đầu của Tổ quốc, tuyến đường Na Khê – Lao Và Chải là tuyến đường mang màu sắc biên cương nhiều nhất. Không biết có phải từ tuyến biên giới này hay không đã góp phần tạo nên cảm xúc cho bài hát “Chiều biên giới”. Nhưng, đi dọc tuyến đường này, những nốt nhạc và hình ảnh cứ vẽ lên bập bùng, “Chiều biên giới em ơi, có nơi nào xanh hơn..., lúa lượn bậc thang mây, mù tỏa ngát hương bay...”.

Qua “Chiều biên giới”, là đoạn dốc 9 khoanh độc đáo và vô cùng kỳ thú Của Hà GiangDốc chín khoanh vốn là con đường núi nối liền xã Phố Cáo với xã Sủng Là, thuộc huyện Đồng Văn. Giống như tên gọi của nó, ở đây có 9 khúc cua liên tiếp, uốn lượn, ngoằn nghèo và khá dốc. Vì thế, người ta gọi con dốc này là nơi khiến ngựa chùn bước, khiến người nhức chân. Con dốc 9 khoanh cũng chính là một đoạn của con đường quốc lộ 4C được xem là con đường giao thông huyết mạch của tỉnh trải nghiệm Hà Giang, nơi vốn dĩ giao thông rất khó khăn do đặc điểm địa hình đồi núi hiểm trở.

Dốc Chín Khoanh

Mặc dù khó khăn, khúc khuỷu là thế, nhưng khi chinh phục được con dốc Chín Khoanh này rồi, khách thăm quan Hà Giang sẽ có cảm giác giống như mình là người chiến thắng, đạt được một thành tựu lớn lao, vui sướng trong niềm viên mãn tràn đầu sau khi kiên trì cùng nhau đi đến hết cuối con đường. Nhiều người truyền tai nhau rằng, cặp đôi nào đi chợ Phố Cáo về mà leo hết những khoanh dốc này thì chắc chắn về sau sẽ yêu nhau, nên duyên vợ duyên chồng, về chung một mái ấm. Điều này đủ để cho thấy con dốc này khó chinh phục đến nhường nào.

Dốc Chín Khoanh

Sau ly cà phê nóng ở Phố Cổ Đồng Văn Của Hà Giang, dải lụa đá hơn 20 cây số vắt qua “sống mũi ngựa” Mã Pì Lèng của xã Pải Lủng (Mèo Vạc) khiến cho mảnh đất cao nguyên đá càng trở nên hùng tráng và mỹ lệ hơn. Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo ở miền núi phía Bắc, Đèo Mã Pí Lèng Của Hà Giang là cung đường đèo dài khoảng 20 cây số quanh co và khúc khuỷu, là một điểm chinh phục hấp dẫn của nhiều Lữ khách , nhất là những tay phượt thứ thiệt ưa thích khám phá. Tọa lạc trên con đường Hạnh Phúc máu và hoa, nối liền thành phố Hà Giang, với Đồng Văn và thị trến Mèo Vạc, đèo Mã Pí Lèng Của Hà Giang nằm ở độ cao khoảng 1200m so với mặt nước biển, trải dài trên địa bàn 3 xã là Pải Lủng, Pả Vi và Xin Cái. Nhiều người vẫn hay ví con đèo này là đệ nhất hùng quan, đặc sản Của Hà Giang, hiếm nơi này có được. Một bên là núi đá dựng vách thành, một bên là vực sâu thăm thẳm với dòng sông Nho Quế cuộn chảy, uốn lượn qua từng khe đá. Hẻm vực Tu Sản – hẻm núi sâu nhất Việt Nam cũng là nét đứt gãy địa chất kỳ vĩ và độc đáo tại nơi này.

Khắc họa trên đá, cua M ở Yên Minh quá độc đáo và tự nhiên. Chẳng ai cố tình vẽ chữ M đầy khắc khổ giữa miền đất đá xám xịt này. Nhưng nó vẫn cứ tự nhiên hình thành giữa lởm chởm núi đã. Sống giữa một không gian rợp ngợp và hùng vĩ như thế, có lẽ con người ta cũng cần phải biết kiềm chế, lượn vòng như cua M để tránh những vất vả và để tìm thấy những niềm hạnh phúc. Con đường hình chữ M ở trải nghiệm Hà Giang cũng như biết bao con đường chỉ có trên cao nguyên đá khác, dù còn bao nỗi nhọc nhằn, vất vả đang bủa vây nhưng những con đường ấy vẫn tiếp tục hướng về phía trước, hướng đến một cuộc sống mới, một cuộc sống tươi đẹp, trong ngần ở Công viên địa chất Toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.

Để chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp ngây ngất Của Hà Giang thì phải chinh phục được những cung đường uốn quanh núi, những khúc cua khúc khuỷu và xoáy liên tiếp. Chẳng những thế khi đi qua những đoạn đường này, khách thăm quan còn có cơ hội được chiêm ngưỡng những loài hoa tuyệt đẹp của mảnh đất Hà Giang.

Tạm gác lại những bộn bề lo toan của cuộc sống thành thị, một ngày đầu tháng mười, xách ba lô chương trình Hà Giang – khám phá mảnh đất nơi cực Bắc của Tổ quốc. Cao nguyên sẽ chào đón bạn bằng những làn gió mát thật trong lành, không lạnh cũng không mưa. Tháng mười - tháng của mùa hoa Tam Giác Mạch, “đại sứ thương hiệu” Của Hà Giang. Chẳng biết từ bao giờ cứ khi nhắc tới loài hoa độc đáo này là người ta lại nghĩ ngay đến mảnh đất “sống trong đá, chết vùi trong đá”. Hoa Tam Giác Mạch vốn là một loài hoa thuộc họ nhà lúa, lá có hình tam giác, hạt khi thu hoạch có thể xay thành bột làm lương thực, do đó được gọi là "Tam Giác Mạch". Vào mùa này, trên những sườn đồi, những thửa ruộng, cạnh những con đường uốn khúc quanh co, ven những ngôi nhà cũ kỹ, vô số bông hoa tam giác mạch nhỏ li ti phớt hồng hiện lên bạt ngàn làm lòng người xao xuyến.
Đây được xem là những trải nghiệm thú vị cho những ai lần đầu đặt chân đến Hà Giang. Ta có thể gọi vui "cua", "sốc" và “hoa tam giác mạch” là đặc sản riêng của vùng đất này.

Có đi chinh phục những cung đường như vậy mới thấy khâm phục ý chí và bản năng sinh tồn của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, họ như những đóa hoa Tam Giác Mạch tuy nhỏ bé nhưng rất đỗi kiên cường, có sức sống thật mãnh liệt, dẻo dai trên vùng đất cao nguyên đá cằn cỗi. Cung đường chữ M và nhiều cung đường hùng vĩ, hiểm trở khác đang chờ những bước chân của bạn đến chinh phục. Còn chần chừ gì nữa mà không lên kế hoạch hành trình Hà Giang ngay từ bây giờ để khám phá và trải nghiệm những điều còn chưa biết!

Cung đường chữ M Hà Giang và các con đường chỉ có trên Cao nguyên đá

Cung đường chữ M Hà Giang và các con đường chỉ có trên Cao nguyên đá
65 7 72 137 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==