==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

du lịch Hà Giang- Kết nối du lịch- văn hóa di sản tại Hà Giang không chỉ nhằm bảo tồn di sản mà còn có ý nghĩa giới thiệu, quảng bá các giá trị di sản đến du khách quốc tế. Hiện Hà Giang đang đẩy mạnh hoạt động kết nối này thông qua các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.

Nơi hội tụ sắc màu văn hóa di sản

Trên địa bàn 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, nơi này nổi lên là điểm du lịch hoang sơ, giàu tiềm năng với vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng và nét độc đáo của cộng đồng 17 dân tộc đang sinh sống. Đây cũng là cái nôi của kho tàng văn hóa di sản vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú đa dạng.

Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, trong 10 năm qua, nơi đây đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Tốc độ phát triển du lịch của mảnh đất này vào hạng cao nhất nước khi lượng khách tăng trung bình từ 20 đến 40%.

Bên cạnh hệ thống các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là Lễ hội “Chợ tình Khau Vai” nổi tiếng với giá trị nhân văn sâu sắc, vùng này hiện cũng đang có kế hoạch khôi phục, bảo tồn và phát triển 33 di tích có giá trị lịch sử, văn hóa, danh thắng được xếp hạng; trong đó có 18 di tích, danh thắng cấp Quốc gia, 10 di tích cấp tỉnh như: Chùa Sùng Khánh, Di tích kiến trúc Nhà Vương, Di sản danh thắng Ruộng bậc thang (Hoàng Su Phì), Di sản chữ viết người cổ ở xã Nấm Dẩn (Xín Mần), Tiểu khu Trọng Con, Căng Bắc Mê...

Đặc biệt là Công viên Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn được Tổ chức Văn hóa - xã hội của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận. Ấn tượng sâu đậm đối với du khách khi đến Cao nguyên đá là... đá. Đá ba bề bốn bên. Với triết lý nổi tiếng “Sống trên đá, chết vùi trong đá”, cùng tập quán canh tác trên nương đá, sống gắn bó với đá, người dân đã “thổi hồn” vào đá với những bức tường rào bằng đá truyền thống, nét “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam.

Nơi hội tụ sắc màu văn hóa di sản - Ảnh 1

Nơi hội tụ sắc màu văn hóa di sản - Ảnh 2

Cao nguyên Đá Đồng Văn – nơi đá giữ hồn người

Ngoài ra, cảnh quan vùng cao mang đậm nét hoang sơ, tinh khiết cũng là cùng một địa hình tiêu biểu với bạt ngàn đá tai mèo trải dài trùng điệp 4 huyện phía bắc; hay những dãy núi nhấp nhô, hùng vĩ với những ruộng bậc thang nối nhau từ thấp lên cao, tưởng như vô tận ở vùng cao phía tây cũng là tiềm năng du lịch sinh thái giàu có của Hà Giang. Với diện tích rừng hiện có, chiếm tới gần 40% diện tích tự nhiên cũng là điều hấp dẫn đối với những người yêu thích thiên nhiên.

Hơn thế nữa, cảnh quan mảnh đất này bao giờ cũng mang phong vị địa phương với những vẻ đẹp vừa thô sơ vừa bí ẩn. Nếu vùng cao phía bắc tập trung các đỉnh đèo, vách núi nổi tiếng như đỉnh Mã Pì Lèng và sông Nho Quế (Mèo Vạc), cổng trời Sà Phìn (Đồng Văn), cổng trời Cán Tỷ và núi Cô Tiên ở Quản Bạ... thì ở khu vực phía tây và phía nam lại nhiều thác nước, sông suối, đầm hồ đẹp như thác Bay ở Xín Mần; thác Thuý, hồ Quang Minh ở Bắc Quang; suối nước khoáng ở Vị Xuyên; hồ Noong, suối Tiên ở thị xã và các tên núi tên sông đã đi vào huyền thoại: đỉnh Gia Long, dãy Tây Côn Lĩnh, sông Chảy , sông Lô .... 

Nơi hội tụ sắc màu văn hóa di sản - Ảnh 3

Nơi hội tụ sắc màu văn hóa di sản - Ảnh 4

Nhiều tên núi, tên sông đã đi vào lịch sử. Ảnh trên Sông Nho Quế thơ mộng uốn lượn chảy về xuôi

Du lịch cộng đồng- hướng phát triển bền vững

Du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển tại đây từ năm 2006, khi một vài công ty lữ hành đã tổ chức tham quan, ăn nghỉ tại nhà dân một số thôn, bản dân tộc ở đây và khách du lịch đều hết sức thích thú. Ngay sau đó, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Chương trình 35/CTHĐ-UB về “Xây dựng các Làng văn hóa du lịch cộng đồng tại các huyện (mỗi huyện 2-3 làng trở lên) để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc”. 

Du lịch cộng đồng- hướng phát triển bền vững - Ảnh 1

Du lịch cộng đồng- hướng phát triển bền vững - Ảnh 2

Du lịch cộng đồng- hướng phát triển bền vững - Ảnh 3

Những nếp nhà ở Đồng Văn đã trở thành điểm du lịch Homestay thân thiện cho du khách.

Đặc biệt, từ sau năm 2010 khi Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu thì lượng khách đến Hà Giang tăng trung bình từ 20-40%/năm. Chỉ tính riêng trong năm 2012, khách du lịch tới nơi này đạt gần 418.000 lượt người, tăng trên 26% so với năm 2011. Doanh thu du lịch năm 2012 đạt 327 tỷ đồng. 9 tháng năm 2013, đã có trên 318.000 lượt khách đến với mảnh đất này, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Đến nay, nơi này đã xây dựng được 25 làng văn hóa du lịch cộng đồng trên toàn tỉnh. Nhiều làng bản đời sống kinh tế - xã hội đã được nâng cao. Điển hình nhất phải nhắc đến thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ. Trong tổng số 51 hộ dân của cả thôn (chủ yếu là người dân tộc Dao), thì có tới 20 hộ dân làm du lịch theo mô hình cộng đồng.

Theo ông Hoàng Văn Thủy - Chủ nhiệm hợp tác xã du lịch cộng đồng, thôn Chì, Quang Bình, nơi đây cho biết: “Hiện thì nguồn thu từ du lịch chỉ là phụ thôi. Trong tương lai, địa phương định hướng phát triển du lịch thành sản phẩm chính. Người dân bản địa tiếp cận du khách dần dần. Còn du khách đến đây nhập gia tùy tục và cùng thưởng thức ẩm thực, văn hóa địa phương. Nếu du khách cảm thấy thích thú, chúng tôi sẽ phát huy và duy trì đúng bản sắc của mình. Trong việc này, cả cộng đồng cùng tham gia và hưởng lợi”. 

Du lịch cộng đồng- hướng phát triển bền vững - Ảnh 4

Du lịch cộng đồng- hướng phát triển bền vững - Ảnh 5

Đảm bảo lợi ích cho người dân và các hoạt động du lịch cộng đồng

Tuy nhiên, việc người dân làm du lịch cũng gặp phải nhiều khó khăn, nhất là đối với người dân tộc thiểu số. Cơ sở hạ tầng phục vụ du khách chưa đảm bảo, nhiều ngôi nhà cổ lâu ngày đã bị dột nát, công tác đào tạo nghiệp vụ du lịch chưa được coi trọng. Ngoài ra, rào cản ngôn ngữ cũng là trở ngại lớn đối với người dân. Theo số liệu chưa đầy đủ của Tổng cục Du lịch, chỉ có khoảng 20 – 30% người dân làm du lịch biết ngoại ngữ. Chính vì vậy nên người dân rất khó chiều lòng khách do chủ- khách không hiểu nhau.

Những điều đó đã dẫn đến tình trạng làm việc thiếu chuyên nghiệp của một số hộ dân, làm mất lòng tin của du khách. tại vùng này , nơi có quá một nửa số khách quốc tế có nhu cầu du lịch home stay, hầu hết các công ty du lịch đều cho rằng: Việc du khách đến ở nhà dân khiến họ rất khó kiểm soát về mặt giá cả. Nhiều hộ gia đình cho khách ở, rồi tự ý tăng giá, tự ý đưa khách đến những địa điểm không có trong hợp đồng rồi thu thêm tiền. Nhiều khi người dân còn tự giảm giá để tranh giành khách với các làng khác khiến các hãng lữ hành rất… khó nói với khách.

Theo đại diện Sở VHTTDL Hà Giang, ngành du lịch và chính quyền các địa phương không nên chỉ tập trung vào việc khai thác mà cần chú ý vào những giá trị đầy tiềm năng sẵn có của các loại hình du lịch mới cũng như bảo đảm lợi ích cho người dân. Bởi chỉ khi nào người dân được trực tiếp hưởng lợi từ du lịch thì loại hình này mới thành công.

Nguồn: theo baohagiang.vn

Kết Nối Du Lịch Văn Hóa Di Sản Hà Giang

Kết Nối Du Lịch Văn Hóa Di Sản Hà Giang
11 1 12 23 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==