==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 320km. Không chỉ có đường biên giới với các tỉnh khác mà Hagiang còn có đường biên giới với Trung Quốc. Ở Hà Giang có nhiều dân tộc thiểu số như: Dao, Hmông, Tày, Nùng, v.v. Địa lý của tỉnh Hà Giang rất đa dạng. Có núi, có thung lũng và sông.

Giới thiệu về Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 320km. Không chỉ có đường biên giới với các tỉnh khác mà Hagiang còn có đường biên giới với Trung Quốc. Ở Hà Giang có nhiều dân tộc thiểu số như: Dao, Hmông, Tày, Nùng, v.v. Địa lý của tỉnh Hà Giang rất đa dạng. Có núi, có thung lũng và sông. Khí hậu của nó được chia thành mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 24 đến 280C, đôi khi nhiệt độ có thể xuống -50C vào mùa đông. Đến với Hà Giang, khách thăm quan phải chú ý đến những ngọn núi cao với những cánh rừng phong phú và nhiều loài động vật hoang dã. Điều thu hút Lữ khách khi đến với Hà Giang là một số điểm đến nổi tiếng: Đồng Văn, đỉnh Lũng Cú, cánh đồng đá cổ Nam Đàn, dinh thự họ Vương. Người dân tộc nơi đây tuy giản dị nhưng thật sự rất nồng hậu.

Giới thiệu về Hà Giang

Rừng thông Yên Minh

Chạy qua xã Cán Tỷ chạy tới rừng thông Yên Minh, đi qua núi đôi Quảng Bạ khoảng 40 km, qua những cung đường ngoằn nghèo sẽ tới rừng thông Yên Minh, được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam. Nơi đây, những cây thông xanh rì, vươn cao vút giữa núi đồi rì rào trong gió sẽ khiến xao lòng những người lữ khách qua đây.


Rừng thông Yên Minh

Phó Bảng – Yên Minh

Chạy qua xã Cán Tỷ chạy tới rừng thông Yên Minh, đi qua núi đôi Quảng Bạ khoảng 40 km, qua những cung đường ngoằn nghèo sẽ tới rừng thông Yên Minh, được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam. Nơi đây, những cây thông xanh rì, vươn cao vút giữa núi đồi rì rào trong gió sẽ khiến xao lòng những người lữ khách qua đây. Phó Bảng là nơi có những ngôi nhà cổ với kiến trúc độc đáo. Những thửa ruộng nằm cạnh hai bên đường đi ở Phó Bảng ngập tràn hoa tam giác mạch. Trên đường đến Phó Bảng , trên đường đi bạn sẽ đi qua thung lũng hoa hồng và một cánh đồng tam giác mạch lớn ven đường. Từ Phố Bảng sẽ đi tới Lũng Cẩm, nơi có thung lũng Sủng Là bình yên, xinh đẹp.

Phó Bảng – Yên Minh

Thung lũng Sủng Là

Sủng Là được biết đến như một trong những địa điểm thăm quan Hà Giang nổi tiếng với các vườn hoa khoe sắc. Thung lũng Sủng là được mệnh danh là bông hoa giữa cao nguyên đá, Sủng Là cuốn hút Lữ khách bởi vẻ đẹp mộc mạc, yên bình của những mái nhà tường trình nhỏ nhắn, những ruộng ngô xanh mướt, những dải hoa tam giác mạch dịu dàng. Khung cảnh của Sủng Là là nét đẹp đặc trưng của miền sơn cước. Trong thung lũng Sủng Là có làng Lũng Cẩm, nơi mà cuộc sống vẫn còn nguyên vẹn bản sắc như: đeo gùi đi lấy rau, địu con, dệt lanh,.. Lũng Cẩm hiện là nơi cư trú của hơn 60 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Lô Lô, Mông và Hán. Trong đó, bản Lô Lô là nơi mang màu sắc mộc mạc, xưa cũ hơn cả. Nơi đây còn được biết đến bởi đã từng làm bối cảnh cho bộ phim “chuyện của Pao” trong ngôi nhà gần 100 năm tuổi. Ngôi nhà trải qua quá nhiều thăng trầm của thời gian nên vừa qua đã được tu sửa lại. Tuy vậy, ngôi nhà trăm tuổi của bản Lô Lô vẫn giữ nguyên nét đẹp mộc mạc bình dị bởi cuộc sống của người dân nơi đây. Đến bản Lô Lô, tới “ngôi nhà của Pao” sẽ băng qua một con đường trải dài hoa tam giác mạch, vào tháng 1,2 hàng năm xung quanh nhà của Pao là hoa đào hoa mận, hoa lê,.. thấp thoáng sau tán hoa là ngôi nhà trình tường nhuốm màu của thời gian. Lối vào nhà của Pao cũng có 1 thung lũng hoa hồng rất đẹp. Tiếp theo tới dinh thự Họ Vương ở Sủng Là.

Thung lũng Sủng Là

Dinh Thự họ Vương

Dinh thự họ Vương nằm trên đỉnh một quả đồi nhỏ, nơi đây cửa vào có hàng cây samu cổ thụ, thẳng tắp. Đi vào trong là Dinh thự họ Vương của vua Mèo, một gia tộc giàu có nhất vùng nhờ bán thuốc phiện thời trước. Dinh thự mang kiến trúc độc đáo, mang sự ảnh hưởng của ba nền kiến trúc: Trung Quốc, người dân tộc Mông và Pháp. Khu dinh thự này được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia năm 1993. Năm 2004, gia đình họ Vương quyết định cống hiến dinh thự này cho Nhà nước bảo tồn. Đứng trên dinh thự nhìn xuống thung lũng heo hút phía dưới mới thấy được sự bề thế của dinh thự. Nếu bạn tới đây vào ngày phiên chợ Sà Phìn ngay gần dinh họ Vương, họp vào ngày Tỵ và Hợi thì nhớ ghé qua. Từ Dinh Họ Vương về Đồng Văn là 14km. Giá vé vào tham quan dinh thự họ Vương: 20.000 đồng.

Dinh Thự họ Vương

Cột cờ Lũng Cú.

Từ dinh thự họ Vương, bạn quay trở lại ngã 3 rẽ đi qua Phố Là, Ma Lé để đến cột cờ Lũng Cú – nơi đặt nét bút đầu tiên trên bản đồ hình chữ S. Ngay trên đường từ Ma Lé vào Lũng Cú sẽ thấy một cánh đồng tam giác mạch lớn trên sườn đồi. Đây là nơi trồng nhiều tam giác mạch nhất cho đến hiện tại. Lũng Cú ở trên độ cao 2000 m so với mực nước biển, Lũng Cú là nơi duy nhất có người Lô Lô sinh sống. Đứng trên cột cờ Lũng Cú, nhìn lá cờ Tổ quốc phấp phới bay trong gió, tận mắt thấy điểm đầu tiên đặt nét bút vẽ nên bản đồ hình chữ S là lúc lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước dâng tràn. Đứng trên cột cờ Lũng Cú ngắm hoàng hôn, sau đó quay xuống thị trấn Đồng Văn nghỉ lại Đồng Văn một tối. Bởi người ta thường truyền tai nhau rằng, lên Hà Giang mà không ngủ lại Đồng Văn thì chưa gọi là đi Hà Giang.

Phố cổ Đồng Văn

Phố cổ nằm lọt thỏm giữa thung lũng với bốn bề núi đá bao bọc xung quanh. Khu phố cổ vẻn vẹn 40 nóc nhà nằm xếp vào nhau dưới núi đá. Buổi tối, phố cổ tĩnh lặng, trầm mặc. Nếu tới phố cổ vào tối 14,15,16 âm lịch hàng tháng bạn sẽ thấy một phố cổ rất khác với đèn lồng đỏ, ngoài ra còn có một số hoạt động như trưng bày thổ cẩm các dân tộc, trình diễn và bán các món ăn truyền thống của các dân tộc vô cùng vui nhộn.  Sáng sớm, bức tranh phố cổ là sự pha trộn đến tài tình hai tông màu: màu vàng rực của nắng và màu xám của những ngôi nhà cổ. Từ trên cao nhìn xuống, bên ba dãy chợ xếp thành hình chữ U lợp ngói âm dương là hai dãy phố cổ chạy vào chân núi. Kiến trúc ở đây phổ biến là nhà hai tầng trình tường. Sáng sớm, ngồi dưới một mái nhà nhỏ, thưởng thức ly cà phê nóng giữa miền sơn cước là một trải nghiệm thú vụ vô cùng, sau đó những món ăn đặc trưng của dân tộc để lấy sức lên đường. Từ Đồng Văn vượt đèo Mã Pì Lèng là đến với huyện Mèo Vạc.

Đèo Mã Pí Lèng

Từ Đồng văn đi Mèo Vạc khoảng 20 km, đi qua con đường Hạnh Phúc (đèo Mã Pí Lèng) Đèo Mã Pí Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc. Đây được biết đến là cung đường đẹp nhất vùng cao nguyên đá. Nếu tới Hà Giang một lần thử được cầm lái chạy xe chênh vênh giữa một bên là núi đá cao ngút trời, một bên là vực sâu thăm thẳm và ngắm nhìn dòng sông Nho Quế uốn lượn như một dải sẽ khiến bạn trải qua những cung bậc cảm xúc vô cùng tuyệt vời. Đó như một thử thách lớn với những người yêu thích sự mạo hiểm. Đứng trên cao nhìn ra xa là ngàn lớp xám xịt của núi, trắng xóa huyền ảo của mây, thẳm sâu hun hút của vực. Nơi đây, đặc biệt còn có mỏm đá nhô ra trên đèo Mã Pì Lèng, đây chính là nơi cảm nhận được trọn vẹn sự hùng vĩ bao la của núi rừng miền biên giới phía bắc. Ở nơi đây bạn mới thấy mình nhỏ bé biết bao và cảm nhận được vẻ đẹp vô cùng của đất nước quê hương. Qua đèo sẽ đến huyện Mèo Vạc, tại đây bạn có thể rẽ về Yên Minh về TP.Hà Giang hoặc qua Mèo Vạc về Bắc Mê (đường này thì xa lắm).


Đèo Mã Pí Lèng

Mina

Mùa đông Hà Giang có gì đặc sắc

Mùa đông Hà Giang có gì đặc sắc
24 2 26 50 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==