Thay vì việc khách thăm quan sẽ tìm đến những điểm vui chơi nhàm chán, sôi động và ồn ã quanh khu vực Hà Nội, Sài Gòn trong dịp nghỉ lễ 2/9 thì Lữ khách có thể tìm đến với những trải nghiệm mới, hấp dẫn, mới lạ như Hà Giang. Với những địa danh lí tưởng như trên hi vọng sẽ mang đến cho khách thăm quan những điều thú vị…
Hà Giang, mảnh đất xa xôi, hùng vĩ “chim bay hai lần gãy cánh” mới đến nơi, án ngữ nơi cực Bắc của Tổ quốc. Hà Giang cũng là một trong những vùng đất đá cổ xưa vào bậc nhất của Trái Đất, để Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành Công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2010.
Cao nguyên đá Đồng Văn.
Nằm ở độ cao trung bình 1.000 – 1.600m so với mực nước biển, trên diện tích gần 2.356km² trải dài qua địa bàn 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Đây là một trong những vùng đá vôi đặc biệt của cả nước, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển của vỏ trái đất. Đồng Văn có tới 80% diện lộ đá vôi, được tạo thành từ những điều kiện môi trường và giai đoạn phát triển rất khác nhau kéo dài hàng trăm triệu năm.
Từ TP. Hà Giang, men theo quốc lộ 4C khoảng 43km tới huyện Quản Bạ; tiếp tục theo con đường này qua đèo Cán Tỷ hiểm trở, những cánh rừng thông đại ngàn, những con dốc quanh co, uốn lượn, khách thăm quan sẽ lần lượt tới các huyện Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc để khám phá cao nguyên đá.
Tới cao nguyên đá Ðồng Văn là dịp để Lữ khách thử lòng can đảm của mình bởi hàng vạn đèo cao vực thẳm hiểm trở nối tiếp nhau. Tuy nhiên, khách thăm quan sẽ được đắm mình với thiên nhiên hùng vĩ, sống chan hòa bên những con người nghèo khó nhưng vẫn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống…
Mã Pí Lèng
Với vị thế là đệ nhất hùng quan, để đến được đèo Mã Pì Lèng - một điểm thăm quan nổi tiếng, một trong 11 hùng quan của Hà Giang. Lữ khách phải sẵn sàng vượt qua những cung đường, những khúc cua vô cùng hiểm trở giống như dân phượt vẫn truyền tại nhau câu nói“Bất đáo Pì Lèng phi phượt thủ” – Chưa đến đèo Mã Pì Lèng chưa phải là phượt thủ bậc thầy.
Hay Nguyễn Tuân đã viết: “Cả quãng Đồng Văn – Mèo Vạc 24 cây số đường núi đá này phải làm mất một năm rưỡi, nhưng riêng chỗ dốc Mã Pì Lèng thì phải tốn mất 11 tháng treo mình trên vách đá để đục, bổ đá khắc đá ra mà cấn mặt đường vào vách đá đứng thành vại”. Thật đúng như vây, nhắc tới Mã Pì Lèng, nhiều người nghĩ ngay tơilà một đỉnh cao đáng để chinh phục không chỉ vì sự hiểm trở vô song mà còn vì công sức con người mở đường lên cao nguyên đá cũng là không gì sánh nổi.
Cổng trời Sà Phìn
Người xưa, từng ví Sà Phìn được như “cổng trời” của cao nguyên đá cách huyện Đồng Văn khoảng 15km. Nơi đây là điểm dừng chân không thể bỏ qua với bất kỳ ai đến với Hà Giang. Từ cổng trời, mọi người có thể thu vào tầm mắt thung lũng Sà Phìn thơ mộng, những đỉnh núi nhấp nhô trùng điệp, lâu đài của vua Mèo Vương Chí Sình. Lâu đài vua Mèo từng là dinh thự của bậc đế vương xưa, là một công trình có kiến trúc đẹp, hiếm có và rất độc đáo của vùng cao nguyên này.
“Lâu đài vua Mèo” - Được coi là “vựa thuốc phiện” của Cao nguyên đá Đồng Văn nên một thời xã Sà Phìn luôn bị coi là điểm nóng. Có những lúc hầu như toàn bộ cánh đàn ông xã này không thể ra ngoài đường, không thể làm ăn được vì ma túy vây hãm. Ấy thế mà bằng quyết tâm, bằng nghị lực của mình cùng sự góp sức đến nhiệt thành của cán bộ, ngày nay ma túy ở Sà Phìn đã bị đẩy lùi. Mỗi độ, dịp tết đến xuân về hay những ngày lễ lớn khắp nơi trong bản làng lại rộn vang tiếng khèn, tiếng hát trên khắp các ngôi nhà ấm cúng, thưa thớt..
Thanh Huyền