Tòa dinh thự của vua Mèo được xây dựng rất khang trang trên một quả đồi hình dạng giống con rùa, bao xung quanh là những dãy núi trùng điệp và vùng đất này được xem như là cái nôi của bậc anh kiệt có công với đất nước.
Tòa dinh thự của vua Mèo được xây dựng rất khang trang trên một quả đồi hình dạng giống con rùa, bao xung quanh là những dãy núi trùng điệp và vùng đất này được xem như là cái nôi của bậc anh kiệt có công với đất nước.
Dinh thự Vua Mèo họ Vương có vị trí tại xã Sà Phìn (Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) được xây dựng từ người có tên Vương Chính Đức. Theo gia đình cho biết, ông Đức sinh vào năm 1865 và được người dân tộc H’Mông thường gọi là Vàng Dúng Lùng. Hoàn cảnh gia đình lúc đó rất nghèo khổ, ông không sống cố định mà phải bươn chải nhiều nơi khác nhau để kiếm kế sinh nhai.
Ông Vương Chính Đức đã cùng với người H’mong tham gia vào tổ chức mang tên ‘’Hươu nai’’ để đấu chọi lại với bọn giặc Cờ Đen (Trung Quốc). Trải qua những ngày tháng chiến đấu, ông Đức đã được suy tôn lên làm thủ lĩnh và vẫn thường được gọi là Vua Mèo hay vua H’mong.
Toàn cảnh dinh thự từ trên cao
Vùng đất của anh hùng tuấn kiệt
Để có thể xây dựng lên một tòa dinh thự đồ sộ nhất vùng tại Sà Phìn, vào năm 1890, ông Vương Chính Đức đã mời một người Hán tên Trương Chiếu rất giỏi về địa lý để tìm địa điểm xây nhà. Sau một khoảng thời gian đi khắp Đồng Văn, thì cuối cùng Sà Phìn đã được chọn làm nơi dựng nhầ. Ông Trương Chiếu lý giải rằng trung tâm thung lũng Sà Phìn lại xuất hiện đồi hình còn rùa, bốn bề là núi cao ôm ấp che chở. Dựng nhà trên lưng rùa sẽ được hưởng giàu sang, phú quý cả một đời.
Ngoài ra, ông còn giải thích thêm, đằng sau đồi rùa là dãy núi có hình dáng giống như ghế tựa, trước mặt có đất để co duỗi chân. Hai bên trái phải đều là núi cao trùng điệp. Trực diện lại có hai núi cao ví như văn – võ song hành. Lại nói sau hai quả núi là một dãy núi khác như hình rộng uốn lượn. Ông thầy địa lý kết luận ‘’đây quả nhiên là mảnh đất của anh hùng tuấn kiệt’’
Theo năm tháng, nơi này đã bám rêu.
Ngay sau khi nghe xong, ông Vương Chính Đức rất tâm đắc mà bắt đầu vào xây dựng ngay. Ông Đức giao cho cụ Hoàng - mưu sĩ người kinh đến từ tỉnh Nam Định và ông Cử Chúng Lù - người cai quản đội quân người H’Mông để cùng nhau bắt tay vào nghiên cứu và phác họa sơ lược tòa nhà trên mảnh đất.
Sau đó, ông Vương Chính Đức tiếp tục mời Tống Bách Giao – là người Hán ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc để đưa bản vẽ trên vào thi công.
Phải mất 4 năm (từ 1898 – 1903) thì tòa dinh thự mới hoàn thành. Chi phí tổng tất cả lên tới 15.000 đồng bạc hoa xòe (vào những năm 1930, trị giá của một đồng bạc hoa xòe ước tình bằng khoảng 10 franc của Pháp). Ngôi nhà được xây kiểu pháo đài phòng thủ khi bao bọc xung quanh là những lớp tường đá dày tới 60-70cm, độ cao đạt 2m với nhiều lỗ châu mai. Đằng sau nhà còn được đặt thêm 2 lô cốt kiên cố.
Ngôi nhà này mang phong cách của người Hán, lò sưởi ấm lại kiểu Pháp, đặc biệt phải kể đến tảng đá kê chân hình quả thuốc phiện. khách thăm quan vào trong dinh thự có thể dễ dàng nhận ra nhiều chi tiết, hoa văn đều mang dáng dấp của cây thuốc phiện – đây chính là mặt hàng để ông vua Mèo có nhiều tiền của, giầu nhất vùng thời bấy giờ.
Dinh thự là địa điểm chiêu nạp hiền sĩ
Dinh thự phân chia làm 3 khu vực riêng biệt: tiền – trung – hậu. Mặt trước của tiền dinh treo hai câu đối như sau: “Gia tích thiện hiền nhân xuất nhập/Môn phong lưu quý khách vãng lai” (dịch ra là: Nhà quý hiền, người vào ra/Cửa phong lưu, khách lui tới) nhưng tới năm 1938, thực dân Pháp đô hộ đã cho xóa bỏ chế độ người Mông tự trị và đã bắt ép ông Vương Chính Đức sửa lại nội dung câu đối với mục đích không cho ông tiếp tục chiêu hiền, nạp sĩ.
Tại sân tiền dinh còn có một tấm biển sơn son thếp vàng rất đáng chú ý, trên đó khắc dòng chữ Hán với nội dung “Biên chính khả phong” (nghĩa là Chính quyền biên cương vững mạnh) được đặt ở đây từ thời nhà Nguyễn đem từ cung đình Huế ra mà gắn vào dinh thự vua Mèo trong năm vua Khải Định thứ 13 cùng với một bộ mũ áo, thẻ bài ngà voi để sắc phong cho ông làm quan triều đình.
Bên trái và phải đều là chốn ăn, nơi nghỉ của các vị thủ lĩnh, tổng quản, mưu sĩ và cả người phò tá cho ông Vương Chính Đức. Còn chính giữa tiền dinh chính là nơi mà gia đình con trai út của ông vua Mèo (tên Vương Chí Sình) sinh sống, gồm có phòng ngủ, phòng đón khách, phòng ăn.
15.000 đồng bạc hoa xòe là tổng số tiền để tạo nên khu dinh thự này
Qua phần tiền dinh, tiến vào trung dinh, các bạn nhìn sang hai bên trái phải sẽ là những phòng dành để đón tiếp những họ hàng, khách khứa từ xa đến chơi. Khách đến là nam, nữ cũng có sự phân biệt: nữ ở tầng 1 và đàn ông ở tầng 2. Ở nhà chính là nơi thờ phụng, hương khói tổ tiên cũng là phòng ăn mà vua Mèo tiếp đón khách khứa và cũng là nơi con trai thứ 3 vua Mèo – Vương Chí Chư sinh sống.
Và cuối cùng chính là Hậu dinh – khu vực sinh hoạt chung, là nơi ăn uống của ông Vương Chính Đức với vợ và những người con chưa lập gia đình.
Theo lời của ông Vương Duy Bảo (cháu nội của Vương Chí Thành) cho biết trước khi qua đời, vua Mèo Vương Chính Đức phân chia tài sản này thành 3 phần như sau: tiền dinh giao cho cháu đích tôn Vương Quỳnh Sơn. Phần trung dinh dành cho con trai thứ ba Vương Chí Chư và còn phần Hậu dinh được con trai út Vương Chí Sình tiếp quản. Sự việc có sự chứng kiến của những người đầu họ, đầu dòng người H’mong.
Hiện tại, vật dụng còn sót lại từ thời Vương Chính Đức chính là tấm phản trưng bày trong dãy nhà ngang ở khu Hậu dinh và một bể nước to được đục từ đá khối tại sân hậu dinh. Tấm phản là nơi vua Mèo tiếp đón khách và hút thuốc phiện.
Cha con Vua Mèo có công lớn với cách mạng
Ngược dòng lịch sử về năm 1945, khi đó Bác Hồ đã cử ông Hoàng Việt Hưng vượt núi đèo từ Cao Bằng xuống dưới Sà Phìn để truyền tư tưởng giác ngộ vua Mèo chống lại thực dân Pháp, Nhật, quân Tưởng xâm lược lãnh thổ nước ta. Sau đó không lâu, chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư mời ông Đức ra thăm thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, vì lý do sức khỏe mà ông đã cử con trai út Vương Chí Sình về gặp mặt.
Ngay sau khi về đến Hà Nội, ông Vương Chí Sình đã nhận lời mà kết nghĩa anh em với Bác Hồ, và có một tên gọi khác nữa là Vương Chí Thành. Cũng trong buổi kết nghĩa, ông Vương Chí Sình đã đưa ra lời hứa thề sống chế để bảo vệ mảnh đất Đồng Văn, dẫn dắt người dân tộc Mông đi theo đường lối cách mạng Việt Minh. Và khi nào quân địch đầu hàng, nhà họ Vương sẽ giao trả lại đất Đồng Văn cho Hồ chủ tịch. Những năm về sau, ông Sình làm chủ tịch huyện Đồng Văn sau khi tham gia đại biểu Quốc hội khóa 1.
Trong năm 1946, khi Bác Hồ đưa ra lời kêu gọi toàn quốc đoàn kết kháng chiến, lúc tiền bạc vật chất quốc gia cạn kiệt, ông Sình đã ngay lập tức ủng hộ 7kg vàng cùng với 2,2 triệu đồng bạc hoa xòe. Đây là một số tiền cực lớn thời bấy giờ.
Và cũng trong năm đó, để tăng thêm tình cảm cũng như lòng tin, Bác Hồ đã cử ông Bùi Công Trừng xuống tận nhà ông Sình để tặng hai kỷ vật là tấm áo trấn thủ cùng cao đao. Trên thân thanh đao khắc dòng chữ “Tận trung báo quốc. Bất thụ nô lệ”.
1 năm sau, tức 1947, khi vua mèo Vương Chính Đức qua đời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử phó tư lệnh bộ đội biên phòng Việt Bắc – ông Mai Trung Lâm cùng với Hoàng Đức Thắng là thành ủy viên Hà Nội xuống để cùng với con cháu chôn cất ông vua Mèo tại định La Gia Động. Con trai út, ông Sình được chọn là người tiếp tục sự nghiệp.
Trong năm 1950, nhờ ông Vương Chí Sình hết sức giúp đỡ mà bộ đội Việt Minh đã thành công khi bí mật hành quân qua rừng núi Đồng Văn tiến thẳng Cao Bằng để mở mặt trận biên giới thu đông.
Sau khi kháng chiến chống Pháp thành công, cháu nội vua Mèo là ông Vương Quỳnh Sơn đã cho mượn tiền dinh để làm địa điểm hoạt động của Ủy ban hành chính xã Sà Phìn. Trong năm 1993, dinh thự họ Vương Sà Phìn đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Tới 2003 được đưa vào trùng tu.
Năm 2006, ông Vương Chí Sình đã được Đảng và Nhà nước truy tặng ‘’Huân chương đại đoàn kết dân tộc’’