thường gồm các màu: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Màu xôi là đại diện cho ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Trừ màu trắng, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng chứ không dùng chất tạo màu. Ghé các chợ phiên, khách thăm quan khó lòng lướt qua những nồi xôi đẹp mắt, dẻo thơm nghi ngút khói. Một gói xôi chỉ 5.000 đồng.
Xôi ngũ sắc Hà Giang thường gồm các màu: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Màu xôi là đại diện cho ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Trừ màu trắng, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng chứ không dùng chất tạo màu. Ghé các chợ phiên ở Hà Giang, Lữ khách khó lòng lướt qua những nồi xôi đẹp mắt, dẻo thơm nghi ngút khói. Một gói xôi chỉ 5.000 đồng.
Với món xôi ngũ sắc không chỉ đẹp mắt, ăn ngon, mang ý nghĩa thiêng liêng này thì chúng đã trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày lễ tết của người dân tộc ở Hà Giang. Đến trải nghiệm Hà Giang, khách thăm quan chắc hẳn sẽ không thể bỏ qua món ăn này được.
Xôi ngũ sắc có tính dẻo thơm, nếu để lâu cũng sẽ dễ bị cứng và nếu ăn cũng không cần đến những gia vị khác. Xôi được người dân tộc mang theo để ăn mỗi khi đi làm nương rẫy, bởi vì khoảng cách từ nhà tới chỗ làm khá xa nên họ mang theo ăn lúc đó không mất công đi về. Ăn xôi lại no lâu mà tiện lợi để người dân tộc có thể làm việc tốt hơn.
Xôi ngũ sắc thường có 5 màu đặc trưng là trắng, vàng, đỏ, xanh, tím.
Với hình thức bắt mắt, độ dẻo thơm khó lẫn xôi ngũ sắc đã trở thành một món ăn khó vắng mặt vào các dịp lễ hội, sinh hoạt cộng đồng tộc người thiểu số trong năm.
Xô ngũ sắc dẻo thơm và ăn rất ngon.
Qua bàn tay khéo léo của người dân tộc ở Hà Giang, họ đã chế biến từ những hạt gáo nếp ngon, chế bến thành nhiều màu và với hình thức bắt mắt tạo lên món xôi ngũ sắc độc đáo. Trông vừa đẹp mắt, ăn lại rất ngon nên chúng trở thành món ăn ưa chuộng và phổ biến của người dân ở nơi đây. Với khách thăm quan tới đây, ai ai cũng không thể bỏ qua món xôi ngũ sắc độc đáo này.
Xôi ngũ sắc là món ăn không thê thiếu trong mâm cỗ ngày lễ của người dân tộc ở Hà Giang.
Xôi ngũ sắc có 5 màu, không phải tự nhiên mà họ lại làm ra màu sắc đó. Mà theo người dân tộc Tày thì 5 màu trắng, đỏ, tím, xanh, vàng còn tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ với ý nghĩa tôn thờ đất đai, cầu mong đất đai tốt tươi, thuận lợi cho người dân làm nương trồng lúa và lương thực.
Qua bàn tay khéo léo, người dân tộc đã lựa chọn cây quả để tạo lên màu sắc cho món xôi ngũ sắc này.
Để tạo lên màu sắc độc đáo của xôi ngũ sắc, thì người dân đã lựa chọn các loại cây quả đặc trưng của vùng núi để phẩm màu cho chúng. Màu trắng thì chính là màu sắc của gạo nếp cái hoa vàng nấu lên thành vậy, màu đỏ là màu của gấc, lá cơm đỏ; Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, lá cây ba soi, cây thành ngạnh khô, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau sau…