Từ những sản vật có sẵn trong tự nhiên, người dân nơi đây đã chế biến ra những món ăn lạ miệng, thú vị và rất độc đáo, làm nên văn hóa ẩm thực của cả một vùng đất nơi rẻo cao Đông Bắc. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy vùng Vietsense Travel điểm qua những món ăn vặt “ngon – bổ - rẻ” của Hà Giang các bạn nhé!
Ngày nay, nhắc đến hành trình Hà Giang, người ta sẽ nghĩ ngay đến những con đèo hùng vĩ và hiểm trở, những ngọn núi cao độc lạ và quyến rũ, những thửa ruộng bậc thang sóng sánh nắng vàng ở Hoàng Su Phì và những cánh đồng tam giác mạch miên man đầy sức hấp dẫn. Tuy nhiên, bên cạnh những thắng cảnh tuyệt vời đó, trải nghiệm Hà Giang còn rất nổi tiếng với những món ăn đặc sản, mang đậm bản sắc của vùng cao nguyên đá. Từ những sản vật có sẵn trong tự nhiên, người dân nơi đây đã chế biến ra những món ăn lạ miệng, thú vị và rất độc đáo, làm nên văn hóa ẩm thực của cả một vùng đất nơi rẻo cao Đông Bắc.
Trong bài viết ngày hôm nay, hãy vùng Vietsense Travel điểm qua những món ăn vặt “ngon – bổ - rẻ” của Hà Giang các bạn nhé!
Bánh cuốn trứng phố cổ Đồng Văn
Đầu tiên, một món ăn vô cùng nổi tiếng ở trải nghiệm Hà Giang mà Vietsense muốn giới thiệu cho các bạn đó chính là bánh cuốn trứng. Đây được xem là món đặc sản hấp dẫn của vùng đất cao nguyên đá, người dân ở chương trình Hà Giang thường chọn thưởng thức món ăn này vào mỗi buổi sáng, để bắt đầu cho một ngày làm việc dài và vất vả. Khi thưởng thức món ăn này, khách thăm quan Hà Giang sẽ cảm nhận được một hương vị tưởng như quen thuộc mà cũng rất mới lạ, độc đáo. Quen thuộc là vì bánh cuốn vốn là món ăn rất phổ biến, có mặt trên khắp các vùng miền của dải đất Việt Nam, nhưng bánh cuốn trứng thì có lẽ chỉ có hành trình Hà Giang mới có và ăn ngon nhất. Bánh cuốn Của Hà Giang khi được tráng trên bếp thường được đập thêm trứng rồi dùng chính lớp bánh trắng ngần ấy gói lại. Khi ăn sẽ ăn kèm với một bát nước lèo nóng hổi thả giò trắng thơm ngon ở trong, thêm ít hành trông rất hấp dẫn và bắt mắt. Trong tiết trời se se lạnh của miền núi cao, được thưởng thức món ăn vặt Hà Giang này chấm vào bát nước dùng nóng hổi thì không còn gì tuyệt vời hơn.
Địa chỉ: Quán bánh cuốn bà Hà: số 31 đường phố cổ Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Giá bánh cuốn trứng khoảng 20.000 – 40.000 đồng/đĩa.
Một vài quán có món bánh cuốn trứng ngon, hấp dẫn:
- Bánh cuốn Bà Làn: 116A Lý Tự Trọng, Tp Hà Giang.
- Hàng bánh cuốn Đồng Văn: Đối diện chợ Đồng Văn cũ.
Cơm lam Bắc Mê
trải nghiệm Hà Giang, khách thăm quan cũng đừng nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món cơm lam Bắc Mê. Đây được xem là món ăn vặt Hà Giang vô cùng phổ biến và hấp dẫn, được nấu bằng ống nứa, tre và nướng chín trên than. Muốn làm được món cơm lam Bắc Mê đúng điệu, không phải là một việc gì quá khó, vì các bước để chế biến món ăn này cũng hết sức đơn giản và không hề tốn kém. Người dân ở chương trình Hà Giang thường chọn loại gạo nếp nương làm nguyên liệu chính. Gạo nếp nương chính là loại gạo đặc sản Hà Giang, chọn gạo này để chế biến món ăn sẽ khiến món cơm lam được dẻo thơm và hấp dẫn hơn. Cho nên cùng một công đoạn chế biến, nếu sử dụng loại gạo khác, ở những vùng miền khác chưa chắc sẽ mang lại hương vị thơm ngon như cơm lam Bắc Mê. Sau bước chọn gạo là đem gạo vào ngâm thật kỹ trong nước. Tiếp đó là nướng cơm lam trong khoảng một giờ, khi mà mùi thơm của cơm tỏa ra thơm lừng là cơm lam đã chín và ngon rồi.
Giá cơm lam Bắc Mê khoảng từ 10.000 – 15.000 đồng/ống.
Phở chua Hà Giang
Phở chua Của Hà Giang thực chất có xuất xứ từ Trung Quốc và thường được gọi với cái tên là “Lường Pàn” (nghĩa là “Phở mát”). Món ăn vặt Hà Giang này có vị chua độc đáo và đặc trưng, ăn rất mát nên được nhiều khách thăm quan Hà Giang yêu thích và lựa chọn thưởng thức khi đến đây vào mùa hè. Để chế biến ra được món phở chua Hà Giang này cần các nguyên liệu như: thịt lợn rán, vịt quay, lạc rang, lạp xưởng hoặc xúc xích tự chế. Rau ăn kèm gồm: rau húng thơm, tỏi tươi, đu đủ hoặc dưa chuột nạo. Bánh để làm phở chua nhất định phải là bánh phở tươi được tráng mềm không dùng bánh phở khô.
Giá phở chua Hà Giang dao động từ 25.000 – 35.000 đồng/bát.
Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen ở trải nghiệm Hà Giang. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Bắp trâu được cắt làm miếng to, thớ dài, tẩm ướp một số loại gia vị đủ cả chua, cay, mặn, ngọt, rồi treo lên gác bếp cho khô dần. Món này rất ngon, khi ăn sẽ cảm nhận được mùi khói khá nhẹ nhàng xen lẫn chút vị ngọt. Mặc dù bên ngoài có màu nâu sẫm nhưng bên trong thớ thịt lại hồng tươi vô cùng đẹp mắt. Với người dân Hà Giang, món trâu khô hay thịt trâu gác bếp này ngày nay không chỉ là món ăn ngon trong bữa cơm thường ngày nữa mà đã trở thành một mặt hàng đặc sản được giới thiệu với khách thăm quan.
Giá của thịt trâu gác bếp khoảng từ 500.000 – 600.000đồng/500gr.
Mèn mén Hà Giang
Món ăn vặt Hà Giang tiếp theo mà Vietsense Travel muốn giới thiệu cho các bạn chính là món mèn mén Hà Giang. Nguyên liệu chính của món ăn này chính là ngô – một loại thực phẩm rất phổ biến ở miền sơn cước như trải nghiệm Hà Giang. Thông thường, sau vụ thu hoạch, người dân địa phương sẽ phân loại ngô, sau đó phơi khô cả vỏ và đưa lên gác xép, dàn thành hàng, để dùng dần. Ngô được tẽ ra, quạt sạch rồi dùng cối đá để say nhỏ. Xay ngô cũng là một việc đòi hỏi sự khéo léo, công phu, và mất kha khá thời gian với dụng cụ đơn sơ là cối đá. Khi xay cần phải có hai người, một người kéo tràng, một người đứng bỏ hạt. Ngô xay ra phải đảm bảo nhỏ hơn hạt tấm, đều để dễ đồ.
Bước vào công đoạn đồ, bột ngô sẽ được đưa vào chõ, rắc đều một chút nước đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun cho đến khi có mùi thơm toả ra là cơm chín. Nếu muốn chắc chắn hơn, người dân tộc nơi đây sẽ làm đồ hai lượt. Lượt thứ nhất chưa còn chưa chín. Đổ ra xảo, đánh tơi, chờ nguội bớt, rồi rấp chút nước, sau đó cho lại vào chõ đồ lượt hai. Người dân ở chương trình Hà Giang quen gọi cơm bột ngô hấp là mèn mén. Nếu có cơ hội đến đây và ghé thăm các bản làng dân tộc, khách thăm quan Hà Giang nên nếm thử món ăn dân dã này một lần
Bánh tam giác mạch
Khoảng tháng 10, 11 hàng năm là thời điểm thăm quan Hà Giang chào đón mùa hoa tam giác mạch tuyệt đẹp. Ngoài vẻ đẹp thẩm mỹ, tam giác mạch còn mang lại giá trị kinh tế. Vào cuối mùa hoa, người dân ở chương trình Hà Giang sẽ thu hoạch hạt cây rồi bán lại cho các hợp tác xã để có thêm thu nhập. Loại hạt này rất nhỏ, chỉ bằng một nửa hạt đỗ đen. Do được trồng trong tự nhiên nên tam giác mạch nơi đây không bị tác động bởi hóa chất độc hại.
Để làm được chiếc bánh thơm ngon, người dân địa phương đã phải thực hiện qua nhiều công đoạn. Trước tiên, hạt tam giác mạch sau khi được thu hoạch sẽ mang ra phơi khô, rồi đem đi xay bột làm bánh. Quá trình xay cũng cần sự khéo léo để ra mẻ bột thật mịn, đều tránh bị lợn cợn sau khi chế biến. Sau đó, thứ bột mịn màng được hòa với nước tạo thành độ dẻo, rồi tiếp tục cho vào khuôn truyền thống đúc thành từng miếng bánh hình trọn gọi là bánh tam giác mạch.
Món bánh khi thưởng thức có vị ngọt bùi và là thức quà đặc biệt mà khách thăm quan không thể bỏ qua khi tới Hà Giang. Sau khi thưởng thức no nê món bánh mộc mạc, thơm ngon này, Lữ khách cũng có thể mua về làm quà tặng người thân, bạn bè, như mang theo chút hương vị của vùng cao nguyên đá gửi tặng mọi người. Giá thành của một chiếc bánh tam giác mạch dao động từ 10.000-15.000 đồng. Dù không cao giá như nhiều món hàng ở những nơi khác nhưng bánh tam giác mạch đang góp phần lớn vào sự phát triển ẩm thực, hành trình và kinh tế của vùng cao nguyên đá
Thắng dền
Ghé thăm Đồng Văn, giữa thị trấn se se lạnh những ngày mùa đông mà được ngồi sưởi ấm bên bếp lửa, thưởng thức món thắng dền thì thật ấm áp và tuyệt vời biết mấy! Thắng dền vốn là một món ăn vặt rất phổ biến Của Hà Giang, được làm từ bột gạo nếp đặc trưng. Phụ thuộc vào sở thích và khẩu vị của từng người mà người làm bánh sẽ cho thêm nhân bánh bằng đỗ hoặc để chay. Nếu chỉ nhìn về ngoài, nhiều khách thăm quan Hà Giang sẽ thấy nó na ná giống với bánh trôi tàu ở Hà Nội. Nếu không hỏi người dân ở đây thì chắc chắn sẽ nhầm tưởng đó là bánh trôi thật. Những viên bánh thắng dền chỉ làm to hơn ngón tay cái một chút, cho vào nồi nước dùng luộc, đến khi nổi lên sẽ dùng muôi vớt ra, rồi sau đó được đặt trong bát có hỗn hợp nước đường ngọt ngậy với nước cốt dừa và gừng. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào ngậm trong miệng một lúc, ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc. Tất cả tạo nên một hương vị độc đáo và hấp dẫn, được nhiều lữ khách Hà Giang yêu thích.
Không biết từ bao giờ, thắng dền đã trở thành một món ăn vặt đặc sản Của Hà Giang, là “gia vị” không thể thiếu để nêm nếm cho những cuộc tụ tập, gặp mặt, chuyện trò với lũ bạn, là món ăn hấp dẫn để khách thăm quan Hà Giang ăn một lần nhớ mãi, không quên.
Gợi ý địa chỉ thưởng thức tại Hà Giang: Khu phố cổ Đồng Văn, giá chỉ 5.000 đồng/bát,
Rượu ngô Hà Giang
Rượu ngô là một sản phẩm của người dân tộc H’mong. Rượu được nấu từ hạt cây ngô trồng trên núi đá và men lá truyền thống, có vị ngọt, thơm của ngô và không gây mệt mỏi đau đầu. Đây là một thức uống không thể thiếu khi thưởng thức thắng cố, cũng là món quà đặc biệt được nhiều Lữ khách lựa chọn khi đến Hà Giang.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết mua loại rượu này ở đâu thì cũng đừng quá lo lắng nhé, vì bạn sẽ có thể bắt gặp nó trong tất cả các phiên chợ Hà Giang mà bạn đi qua. Trong mỗi phiên chợ, ngoài những thứ nông sản phục vụ đời sống, rượu ngô cũng là vật phẩm được người dân nơi đây thường xuyên mang ra trao đổi buôn bán và dùng ngay tại chỗ.
Hồng không hạt Quản Bạ
Hồng không hạt Quản Bạ đã xuất hiện từ rất lâu, đến nay vẫn còn có những cây hồng có tuổi đời trên 300 năm được chăm sóc tại xã Nghĩa Thuận, tỉnh trải nghiệm Hà Giang. Loài này được nhiều khách thăm quan Hà Giang biết đến bởi sự thơm ngon nức tiếng, là thành quả kết tinh từ các yếu tố tự nhiên đặc biệt của khu vực địa lý Quản Bạ. Cụ thể, Quản Bạ có độ cao trung bình trên 1.000 m so với mực nước biển, địa hình khá bằng phẳng, có chỗ có độ dốc dưới 20 độ, tầng đất dày, hiếm khi bị xói mòn. Thời tiết ở đây mát mẻ suốt bốn mùa nên trồng được loại hồng không hạt có chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định.
Không giống với các loại hồng không hạt ở các vùng miền khác, hồng không hạt ở Quản Bạ là giống địa phương, đã được người dân tộc nơi đây (người Mông, Dao, Tày, Bố Y…) trồng từ rất lâu, và được bảo tồn và phát triển tốt. Hồng không hạt Quản Bạ Của Hà Giang có một số đặc thù nhất định so với các loại hồng khác như: Thịt quả giòn, ngọt, thơm, nhiều bột mịn; quả to, vỏ quả cứng, thịt chắc rất dễ bảo quản và vận chuyển.
Cam Bắc Quang
Bên cạnh hồng không hạt, chương trình Hà Giang còn nổi tiếng với cam sành – loại quả đặc sản được nhiều Lữ khách biết đến của mảnh đất Bắc Quang. Để trồng được ra loại quả ngon nức tiếng như thế là do nơi đây có những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt hơn so với những vùng đất khác, tạo nên những trái cam mang hương vị riêng biệt, vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn của miền núi rừng phía nam của tỉnh hành trình Hà Giang. Bên cạnh màu sắc vàng sẫm, cuống nhỏ, cam sành Bắc Quang còn có mùi thơm rất độc đáo, quả rắn, khi ăn rất thơm và ngọt. Nhiều khách thăm quan Hà Giang khi đến đây đều muốn mang thức quả tươi ngon này về làm quà cho gia đình và bạn bè của mình cùng thưởng thức.
Lạp xưởng gác bếp
Lạp xưởng ở trải nghiệm Hà Giang có hương vị của nắng vùng cao, hương thơm của khói bếp nhà, thoang thoảng có mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm hòa quyện tạo nên một cảm giác rất đặc biệt cho người thưởng thức. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ tan dần trong miệng, quyện lại với nhau, rất ngon và hấp dẫn, được nhiều khách thăm quan Hà Giang yêu thích. Sẽ càng tuyệt vời hơn nữa nếu bạn nhấp thêm chút rượu cùng món ăn vặt Hà Giang khoái khẩu này.
Mật ong bạc hà
Một đặc sản cũng được rất nhiều khách thăm quan tìm mua khi tới Hà Giang là mật ong bạc hà. Loại mật ong này có vị ngọt êm dịu, thơm ngon của mật ong hòa quyện trong mùi hương bạc hà thanh mát, còn vương vấn cả cái nắng cái gió của vùng cao nguyên Hà Giang… tất cả hương vị hòa quyện ấy tạo cảm giác thư thái cho thực khách khi thưởng thức.
Khu Vực Có Nhiều Nhà Hàng Quán Ăn Ngon Ở Hà Giang
chương trình Hà Giang, không khó để Lữ khách tìm được một quán ăn ngon với những món đồ ăn đặc sản của vùng núi cao Đông Bắc Việt Nam. Ngay cạnh các điểm đến nổi tiếng chính là những nơi hội tụ nhiều hàng quán nhất. khách thăm quan Hà Giang có thể dừng chân để thưởng thức bữa sáng tại các điểm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc.
Thông Tin Về Các Phiên Chợ Hà Giang
Huyện Quản Bạ
- Chợ huyện họp tại Thị trấn Tam Sơn vào sáng thứ 7 cuối tuần
- Chợ Cao Tả Tùng là phiên chợ của 3 xã Cao Mã Pờ, Tả Ván, Tùng Vài họp vào thứ 6 hàng tuần
- Chợ Tùng Vài – 5 ngày họp một phiên
- Chợ Tráng Kìm (thuộc xã Đông Hà) họp vào ngày Mùi và ngày Sửu
- Chợ Nghĩa Thuận – Họp vào ngày Thìn và ngày Tuất, hôm trước ở Việt Nam thì hôm sau ở Trung Quốc
Huyện Yên Minh
- Chợ Yên Minh – họp vào sáng chủ nhật hàng tuần
- Chợ Bạch Đích – Có 3 phiên chợ mỗi tuần là Chợ Cửa khẩu Bạch Đích hay chợ Mốc 9 hoặc chợ Mốc 358 họp vào sáng chủ nhật. Chợ bản Muồng họp vào thứ 7, cuối cùng trong 3 phiên chợ của xã là chợ Tráng Lệ.
- Chợ Du Già – Họp vào sáng thứ 6 hàng tuần.Chợ họp ngay ở trung tâm xã, địa hình tương đối bằng phẳng. Đây là một trong những phiên chợ khá hoang sơ và đậm nét văn hoá dân tộc, trong buổi chợ thường diễn ra các hoạt động văn hoá văn nghệ.
- Chợ Đường Thượng – Họp vào thứ 6 hàng tuần
- Chợ Mậu Duệ – Họp vào sáng chủ nhật
- Chợ Sủng Tráng – Họp vào sáng chủ nhật
Huyện Đồng Văn
- Chợ Trung tâm – Chợ Đồng Văn -Họp vào sáng chủ nhật hàng tuần
- Chợ Sủng Trái – họp thường xuyên vào các ngày Sửu (ngày con Trâu) và ngày Mùi (ngày con Dê) hằng tháng.
- Chợ Lũng Phìn – Họp vào ngày Dần và ngày Thân
- Chợ Phố Cáo – Họp vào ngày Thìn và ngày Tuất
- Chợ Xà Phìn – Họp vào ngày Tỵ và ngày Hợi )
- Chợ Sủng Là – Họp lùi
- Chợ Ma Lé – Họp vào ngày Tý và ngày Ngọ
- Chợ Lũng Cú – Họp vào ngày Mùi và ngày Sửu
- Chợ Phó Bảng – Họp vào ngày Ngọ và ngày Tý
Huyện Mèo Vạc
- Chợ Trung tâm – Chợ Mèo Vạc họp sáng Chủ nhật hàng tuần
- Chợ Niêm Sơn – Họp 5 ngày một phiên
- Chợ Khau Vai – Họp vào sáng các ngày mùng 2, 7, 12, 17,22, 27 (âm lịch) trong tháng. Chợ tình Khau Vai họp 1 năm 1 lần vào ngày 27/3 âm lịch
- Chợ Sủng Trà – Họp vào ngày thứ 7 hàng tuần
- Chợ Cốc Pài (Chợ Huyện) họp vào sáng chủ nhật
- Chợ Pà Vầy Sủ họp vào thứ 5 hàng tuần
- Chợ Nàn Xỉn họp vào thứ 5 hàng tuần
- Chợ Chí Cà họp vào thứ 6 hàng tuần
- Chợ Xín Mần họp vào thứ 6 hàng tuần
- Chợ Thèn Phàng (Chợ Km 26) họp vào sáng thứ 7 hàng tuần
Như vậy, bên cạnh cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, cao nguyên đá Hà Giang sẽ chào đón Lữ khách bằng vô vàn những món ăn hấp dẫn, nhất là những món ăn vặt mà Vietsense Travel đã giới thiệu đến các bạn ở phía trên. Nếu có dịp chương trình Hà Giang, bạn hãy dành chút ít thời gian để khám phá và trải nghiệm những món ăn vặt hấp dẫn và độc đáo này các bạn nhé! Nếu quá yêu thích hương vị của chúng, bạn có thể mua về làm quà cho gia đình, bạn bè của mình, để mọi người cùng thường thức. Vietsense chúc bạn sẽ có một Hành Trình khám phá Hà Giang thật nhiều niềm vui và đầy ắp kỷ niệm đáng nhớ.