“Hoa tam giác mạch Hà Giang” Chuếnh choáng trong chút men say màu tím hồng xen vào đó là chút gió mùa se se lạnh. Tất cả đã và đang đem đến một khung trời ngỡ ngàng như trong miền cổ tích khi khách thăm quan có dịp ghé chân đến mảnh đất Hà Giang vào mùa hoa tam giác mạch…
Hoa Tam Giác Mạch Hà Giang
“Hoa tam giác mạch Hà Giang” Chuếnh choáng trong chút men say màu tím hồng xen vào đó là chút gió mùa se se lạnh. Tất cả đã và đang đem đến một khung trời ngỡ ngàng như trong miền cổ tích khi khách thăm quan có dịp ghé chân đến mảnh đất Hà Giang vào mùa hoa tam giác mạch…
Hằng năm, cứ vào tháng 10 - tháng của chút không khí ấm áp mùa thu còn vương vấn xen vào đó là đôi chút se lạnh của những ngày đầu đông đang dần đến. Lữ khách lên hà Giang sẽ phải ngỡ ngàng, giật mình bởi sắc tím của những cánh đồng hoa tam giác mạch mênh mông nở rộ.
Xa xa, bên những sườn đồi, những thửa ruộng, cạnh những con đường hay ven những ngôi nhà cũ kỹ, hàng vạn bông hoa tam giác mạch nhỏ li ti như những hạt mưa tím hồng hiện lên ngút tầm mắt. Là màu xanh của cây lá, của núi rừng, hòa quyện với sắc tím phớt nhẹ của hoa tạo thành một khung cảnh tuyệt đẹp, khiến khách thăm quan cảm giác như lạc vào một câu chuyện cổ tích, nơi ấy chỉ đầy hoa và sắc màu…
Nếu chọn điểm dừng chân của mình là Đồng Văn để ngắm hoa tam giác mạch thì Lữ khách đừng bỏ qua dốc Chín Khoanh, Phố Cao. Ở đây, phóng tầm mắt đứng trên đỉnh nhìn xuống, điều đầu tiên khách thăm quan cảm nhận được sẽ là cả một rừng hoa tam giác mạch rất đẹp, rất tinh khôi dường như những bông hoa mới nở vẫn còn e ấp, ngại ngùng đang chuyển dần sang sắc hồng nhạt. Thả căng lồng ngực, hà hơi thật sâu để cảm nhận cái màu hồng nhạt của hoa tam giác mạch đẹp đến mê hồn cùng cái mênh mông hùng vĩ nơi núi rừng Hà Giang tráng lệ.
Bên cạnh Đồng Văn, Phố Cao, hoa tam giác mạch còn được trông nhiều và nở rộ ở huyện Hoàng Su Phì, Xín Mẫn. Những đồi hoa tam giác mạch uốn mình uyển chuyển bao phủ quanh những triền đá xám tạo ra nét mới lạ, hấp dẫn cho những rẻo núi đồi quanh năm chỉ có đá.
Nhưng không để Lữ khách phải quá tiếc nuối khi ra khỏi những thung lũng này, những cánh đồng hoa tam giác mạch ở thôn Lãng Cấm, xã Sủng Là, ngay lập tức sẽ hấp dẫn ánh mắt của bạn. Đây chính là địa điểm lý tưởng nhất để ngắm và chụp hình cùng hoa tam giác mạch đầu mùa ở Hà Giang. Cùng với đó là sự xuất hiện của những ngôi nhà Pao giữa những cánh đồng hoa tam giác mạch chính là điểm nhấn tạo nên nét đặc biệt cho vùng đất này. Hoa tam giác mạch được trồng khá nhiều ở đây, trập trùng cùng những dãy núi là những cánh đồng hoa tam giác mạch nối tiếp nhau chạy dài xa tít tạo nên một thảm hoa sắc tím hồng mềm mại và quyến rũ hơn bao giờ hết.
Lên Hà Giang, khách thăm quan không chỉ ấn tượng bởi loài hoa tam giác mạch đã từng “làm mưa làm gió” cho xứ sở Hà Giang hùng vĩ mà còn “hút hồn” bởi vô số những loại hoa dại, cây cỏ của núi rừng Tây Bắc cùng đua nhau khoe sắc tạo nên một khung cảnh đa sắc màu vô cùng rực rỡ. Cái cảm giác lặng đi vì cái đẹp và rồi muốn thả mình vào núi và rừng để rồi cảm nhận một sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, của con người mảnh đất Hà Giang thật thú vị.
Với sắc tím hồng cùng vẻ đẹp giản dị, tinh khôi của loài hoa mang tên “hoa tam giác mạch” đã và đang tạo nên “niềm nhớ” cho bất cứ Lữ khách nào từng đặt chân lên mảnh đất Hà Giang xinh đẹp. Tới đây, khách thăm quan không chỉ say sưa ngắm nhìn hoa tam giác mạch nở rộ tím hồng cả một vùng trời mà qua chuyến đi ấy, Lữ khách còn có dịp khám phá văn hóa, phong tục tập quán, ẩm thực Hà Giang – mảnh đất heo hút nhất của Tổ Quốc.
Sự Tích Hoa Tam Giác Mạch
Có lẽ các bạn đang đọc bài viết này nhiều người cũng đã từng một lần đặt chân đến mảnh đất hà giang địa đầu của tổ quốc, nơi đây với những cung đường hiểm trở những cùng khung cảnh núi non hùng vĩ không chỉ vậy ở nơi đó có một loài hoa mang ten tam giác mạch nó mang trong mình một truyền thuyết mà không phải ai trong các bạn cũng biết, dưới đây tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về sự tích của loài hoa nhỏ nhắn nhưng xinh đẹp vô cùng.
Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu, mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt. Người người lấy hạt về ăn. Khi ngô hạt lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói về u ám bản làng, chiều đã buông dài nơi rừng cây mà vẫn chưa thấy ai nhóm bếp. Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp núi rừng để tìm cái ăn. Nhiều ngày trôi qua,nhiều nơi đã đến, nhiều hang cùng góc núi đã lục tìm mà vẫn chưa thấy gì có thể làm no cái bụng. Một hôm, thoảng bay trong gió mùi hương là lạ, từ trước đến giờ chưa ai được ngửi. Mọi người cùng tìm đến khe núi,và ai nấy đều ngỡ ngàng, một rừng hoa li ti trải dài suốt từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kỹ mới thấy những cái lá có hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa. Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ngon không kém gì ngô và gạo. Cái bụng đã ngủ yên không lóc óc đòi ăn nữa. Khói bếp lại bay lên mỗi chiều. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là nó có tên “tam giác mạch”.