Tham gia chương trình để tìm hiểu về dân tộc Dao áo dài. Dân tộc Dao nói chung, người Dao áo dài ở Hà Giang nói riêng, có những nét văn hóa rất đặc sắc tạo nên cái rất riêng của dân tộc, góp phần rất quan trọng làm phong phú đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở Hà Giang.
Nét Văn Hóa Đặc Sắc Của Người Dao Áo Dài
Tham gia Chương trình hà giang để tìm hiểu về dân tộc Dao áo dài. Dân tộc Dao nói chung, người Dao áo dài ở Hà Giang nói riêng, có những nét văn hóa rất đặc sắc tạo nên cái rất riêng của dân tộc, góp phần rất quan trọng làm phong phú đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở Hà Giang.
Các làn điệu dân ca màn múa hát của người Dao thể hiện nếp sống văn hóa, phản ánh về tâm tư, nguyện vọng, quan niệm của người Dao về các sự vật, hiện tượng và tất cả “hơi thở cuộc sống” của họ. Văn hoá trong hát giao duyên, múa của dân tộc Dao nói chung, người Dao áo dài của Hà Giang nói riêng rất phong phú, đa đang dạng được thể hiện trong cúng thần rừng, cúng đầu năm mới, trong lễ hội, tảo mộ, hát giao duyên…
Trong tất cả hoạt động sinh hoạt văn hoá phi vật thể của người Dao áo dài ở Hà Giang đều có những bài hát, như: Trong lễ cấp sắc cho con trai, theo quan niệm của người Dao áo dài, người con trai nếu chưa được làm lễ Cấp sắc thi chưa được lấy vợ, chưa được coi là người trưởng thành cho dù có nhiều tuổi đến mấy. Con trai người Dao đến tuổi làm lễ Cấp sắc là từ 10 đến 16 tuổi. Lễ cấp sắc là khẳng định sử trưởng thành của người con trai và họ cho rằng khi làm lễ xong người đó sẽ được thần linh, người thầy bảo vệ chở che. Trong lễ Cấp sắc diễn ra hát đối giữa nam và nữ. Hát trong lễ Cấp sắc thường có 4 bài đối đáp giữa đôi nam, nữ: Người con gái hát hỏi người con trai tại sao đặt tên Cấp sắc và người con trai sẽ hát đáp lại trải lời những điều người con gái hỏi. Trong hát đối đáp đó, sẽ nói lên nguyên nhân, nguồn gốc, quan niệm về lễ cấp sắc.
Hát trong sinh hoạt văn hoá phi vật thể của dân tộc Dao áo dài thường hát đối đáp theo đôi nam nữ hoặc theo nhóm: Một bên nam với một bên nữ. Theo người Dao áo dài ở thôn Nậm Ngặt, xã Thanh Thuỷ vẫn còn lưu truyền và bảo tồn được 54 bài hát cổ truyền về giao duyên, 18 bài hát trong đám cưới đón dâu, 8 bài hát trong đám ma…Lời bài hát của người Dao rất mộc mạc dễ hiểu ở đó có thể là kể về sự tích, nguồn gốc các sự vật, hiện tượng về thế giới xung quanh, về cuộc sống thường ngày, những điều mong ước, tâm tư tình cảm. Những bài hát múa của dân tộc Dao đều phản ảnh, mô phỏng sinh hoạt, lao động sản xuất và các quan niệm của con người về hiện tượng sự vật, ở đó nó mang tính giáo dục và có cả ý nghĩa tâm linh.
Hiện nay, người Dao áo dài tại thôn Nậm Ngặt xã Thanh Thuỷ còn có 4 cụ trên 85 tuổi, thuộc rất nhiều bài hát của dân tộc, như cụ Bồn Văn Đàm, Lý Văn Đặt, Lý Thị Sẳm, Bồn Văn Nhụi được coi là người cao tuổi nhất làng, những bài hát điệu múa, các cụ không còn nhớ mình đã thuộc tự bao giờ, chỉ biết rằng lúc còn nhỏ thấy mọi người trong bản hát, múa thấy hay rổi học theo, cứ thế nhiều lần rồi quen và thuộc, từ đó ăn sâu vào tiềm thức, gắn bó với cả đời người, trở thành máu thịt, thành nguồn sống. Giờ đây các cụ lại truyền cho con cháu những hơi thở cuộc sống ấy. Ở đó, nó còn có những điều răn dạy của cha ông, những điều được làm, điều không được làm.
Hát giao duyên của người Dao áo dài cũng có những nét rất đặc biệt thể hiện ý tế nhị trong quan hệ tình cảo giữa nam và nữ. Tất cả tình cảm, những điều muốn nói họ đều gửi gắm vào trong câu hát. khi người con trai gặp người con gái muốn làm quen tỏ tình họ sẽ hát như: “Hôm nay số may được gặp cô nàng, sợ cô nàng không đồng ý tâm sự với nhau, thì mai sau chỉ biết thương nhớ ở đằng sau thôi…”, người con gái thấy ưng sẽ đáp lại “hôm nay cũng nhiệt tình gặp anh chàng thương quý nhau, đi bộ không còn biết đên giờ giấc nữa…”. cứ thế, họ hát đối đáp nhau thay lời tâm sự, rồi họ có thể thành vợ, thành chồng.
Đối với nét đẹp văn hóa thể hiện trong làn điệu dân ca của người Dao áo dài ở Hà Giang cũng có một số bài hát được bổ sung dựa trên âm hưởng dân ca, văn hóa dân gian của dân tộc, trong quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất họ tự sáng tác cho phù hợp với thực tế và thời đại, như hát trong các ngày hội, trong lao động sản xuất, trong giao lưu bạn bè, trong đám cưới, nhưng vẫn giữ nguyên dai điệu mang bản sắc đặc chưng của dân tộc mình.
Nguồn: Baohagiang.com
Xem thêm trải nghiệm hà giang hấp dẫn