==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Hà Giang mang đến nhiều trải nghiệm thú vị. Hà Giang không chỉ đẹp bởi phong cảnh hùng vĩ, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, mà nó còn đẹp bởi Sắc Hoa và Tình Người. Hoa nở quanh năm với các mầu sắc diệu kỳ như: Vàng vàng của Hoa Cải, Tim Tím của Tam Giác Mạch, Trắng muốt của Hoa Mận, và một loài hoa đặc biệt nữa đó là “Hoa Đá” xám đen của những khối đá trên Cao Nguyên Đồng Văn.

Các điểm thăm quan nổi bật ở Hà Giang

trải nghiệm Hà Giang từ lâu đã trở thành một điểm đến vô cùng thú vị đối với cả khách thăm quan trong và ngoài nước. Với khung cảnh đẹp như tranh vẽ cùng với cảnh quan núi đá hùng vĩ, mỗi năm Hà Giang đón tiếp không biết bao nhiêu khách tới thăm. Có quá nhiều địa đanh để khám phá ở Hà Giang và dulichvietnam.com.vn sẽ gợi ý cho bạn một số điểm đặc sắc nhất dưới đây: 

Giới Thiệu Về chương trình
 Hà Giang

Cổng trời và núi đôi Quản Bạ

Cổng trời Quản Bạ – cao 1500m so với mặt biển, đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một “thế giới” khác – còn gọi là “Vùng tự trị của người Mèo”, gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc,Yên Minh và Đồng Văn.

Cổng trời và núi đôi Quản Bạ

Núi Đôi Quản Bạ, nằm cạnh quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang 40 km. Giữa núi đá và ruộng bậc thang trùng điệp, nổi lên hai trái núi có hình dáng kỳ lạ, khiến khách thăm quan không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa. Hai trái núi này gắn với truyền thuyết Núi Cô Tiên thi vị.

Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.

Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam

Dinh Vương

Sau con đường nằm bên hàng cây sa mộc cao vút, chiếc cổng đá bề thế của dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức ở Sà Phìn (Đồng Văn – Hà Giang) hiện ra trên đỉnh đồi. Vương Chính Đức là người đứng đầu dòng họ Vương của người Mông ở Hà Giang 1 thế kỷ trước. Giàu có nhờ hoạt động trồng, chế biến và buôn bán thuốc phiện xuyên biên giới với Trung Quốc, Miến Điện, ông đã thống lĩnh vùng cao nguyên này và xưng vương.

Dinh Vương

Phía sau cổng đá là tòa nhà tiền dinh hoành tráng của tòa dinh thự. Dinh thự họ Vương được xây trong 8 năm, tiêu tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.

Đèo Mã Pí Lèng

Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi con mèo”.

Đèo Mã Pí Lèng

Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển, được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra

Phương tiện ở Hà Giang

Khoảng cách từ Hà Nội đến Hà Giang vào khoảng 300km, nếu bạn có hứng thú chinh phục Hà Giang hoàn toàn bằng xe máy thì có thể vác theo xe chạy từ Hà Nội, thời gian đi vào khoảng 8-10 tiếng tùy vào tốc độ cũng như số lượng thành viên trong đoàn của bạn. Còn nếu bạn không hào hứng lắm với việc chạy từ Hà Nội lên Hà Giang bạn hoàn toàn có thể đi xe giường nằm lên Hà Giang.

Phương tiện ở Hà Giang

Một phương án mà hiện nay cũng được khá nhiều bạn lựa chọn đó là đi Hà Giang bằng xe khách. Từ Hà Nội sau khi đi xe giường nằm lên tới Hà Giang, các bạn tiếp tục sử dụng các tuyến xe đi các huyện vùng cao Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Tới trung tâm các huyện, các bạn có thể tiếp tục thuê xe ôm để di chuyển tới các điểm tham quan. Cách này có thể chỉ phù hợp với những bạn đi khoảng 1-2 người (nhất là các bạn nữ) và không thể đi được xe máy ở vùng cao.

Ẩm thực & Đặc Sản - Hà Giang

Tuy không phải tín đồ ăn uống, nhưng bạn cũng biết vài món ăn nổi tiếng ở Hà Giang: bánh cuốn trứng, thắng cố, cơm lam Bắc Mê, cháo Ấu Tẩu (cái này đặc biệt), xôi ngũ sắc, thịt bò – trâu gác bếp và rượu ngô (cẩn thận rượu ngô Hà Giang, nếu không có chỗ quen biết thì không nên mua vì rượu nấu bằng men Trung Quốc uống rất đau đầu. 

Ẩm thực & Đặc Sản - Hà Giang - Ảnh 1

Ở Hà Giang tôi ăn đêm ở quán bánh cuốn Trung Lan, ngay gần quảng trường thành phố. Quán này bán đêm. Ở Đồng Văn bạn có thể ăn quán Xuân Bằng. Buổi sáng ăn bánh cuốn ở quán “bà cụ” nằm ngay phố cổ Đồng Văn.

Ẩm thực & Đặc Sản - Hà Giang - Ảnh 2

Tổng quan về Hà Giang từ A-Z

Tổng quan về Hà Giang từ A-Z
10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==