Đến với Bắc Kạn, ngoài những thắng cảnh thiên nhiên đẹp tới mê đắm lòng người thì khách thăm quan khi tới đây ai nấy đều ấn tượng với món thịt lợn gác bếp, một đặc sản độc đáo và mang đậm nét đặc trưng của văn hóa ẩm miền núi Tây Bắc này.
Đến với Bắc Kạn, ngoài những thắng cảnh thiên nhiên đẹp tới mê đắm lòng người thì khách thăm quan khi tới đây ai nấy đều ấn tượng với món thịt lợn gác bếp, một đặc sản độc đáo và mang đậm nét đặc trưng của văn hóa ẩm miền núi Tây Bắc này. Với hương vị thơm ngon, thịt ngọt đậm đà và cách chế biến vô cùng đặc biệt, món thịt lợn gác bếp chẳng biết từ bao giờ đã được yêu thích và truyền bá rộng rãi không chỉ ở nơi chúng được sinh ra mà cả những miền xuôi cũng được Lữ khách tìm mua và thưởng thức.
Món thịt lợn gác bếp là sáng kiến và đặc sản bắt đầu từ người dân tộc Thái đen. Món ăn này được chế biến hoàn toàn từ thịt lợn chăn thả tự nhiên (hay còn gọi là lợn mán) không nuôi tăng trọng của đồng bào dân tộc nơi đây. Tương truyền rằng xa xưa, ở vùng núi cao hẻo lánh Tây Bắc này, thường thì gần 1 tuần trời mới có một phiên chợ được mở, thế nên việc chế biến và giữ thức ăn sao cho để được lâu không hỏng là một điều vô cùng khó khăn. Cái khó ló cái khôn, đồng bào dân tộc nơi đây đã sáng tạo ra cách để thịt lâu ôi thiu đó là làm thịt lợn treo gác bếp và qua năm tháng, kĩ thuật làm món thịt này ngày càng được hoàn thiện hơn để có được món ăn đặc trưng mà ngon miệng như ngày hôm nay.
Thịt được chọn là những miếng thịt mông, ba chỉ, đôi khi là cả thịt thủ hay thịt vai để chế biến và tuyệt đối không lấy nước lạnh để làm sạch thịt vì sẽ rất nhanh làm thịt hỏng. Thịt lợn sau khi pha ra được lau khô, để nguội thịt, sau khi được sơ chế sạch sẽ sẽ được đưa vào giã với một lượng muối vừa đủ để muối ăn sâu vào từng thớ thịt, ngấm đều chứ không giã nát. Sau đó thịt sẽ được ủ trong sọt khoảng 2-3 ngày với các loại men làm từ lá cây rừng nơi đây. Ở một số địa phương còn có công đoạn ướp thịt với những loại gia vị truyền thống như gừng xả, ớt, muối và mắc khén. Đợi khi đã ngấm gia vị, bà con nơi đây dùng que xiên từng mảng thịt lớn và treo lên giàn than củi. Do bà con dân tộc nơi đây nấu ăn hàng ngày nên gác bếp thường xuyên có khói, chính khói này bám vào thịt sẽ có màu vàng đen đặc trưng giúp cho thịt không hỏng, lượng mỡ của tảng thịt gặp nóng sẽ chảy bớt phần nào, phần còn lại rất trong và dễ ăn. Loại thịt heo này sau khi đã đạt độ chín khói thì có thể cất giữ cả năm không hỏng.
Cách chế biến thịt lợn treo gác bếp cũng vô cùng đơn giản. Khi ăn, người ta sẽ lấy thịt hơ qua lửa cho mềm rồi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ rồi đem xào với cà chua hay kho hoặc xào với các loại rau rừng, rau cải đắng,… Những món ăn này thường ngon hơn và đậm vị hơn so với việc sử dụng thịt lợn khác bởi nó mang một hương vị rất riêng, có hương thơm của mùi khói bám và vị ngọt săn lại của từng thớ thịt lợn đã khô.
Hiện nay, khi xã hội phát triển, đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây cũng khá hơn rất nhiều nhưng những người dân tộc sinh sống ở Bắc Kạn vẫn giữ cho mình thói quen chế biến thịt lợn gác bếp như một nét văn hóa mang đậm truyền thông và cũng là một món ăn đặc sản đãi khách tới chơi nhà. Nếu khách thăm quan có dịp tham gia Chương trình Ba Bể - Thác Bản Giốc thì hãy tranh thủ cơ hội thưởng thức món ăn dân giã nhưng đậm vị và khác lạ này nhé.
Xem chi tiết lịch trình Hành trình Ba Bể - Thác Bản Giốc tại: http://hagiangsensetravel.com/du-lich-ho-ba-be-thac-ban-gioc-c.html