Thiên nhiên đã hào phóng ưu đãi cho Hà Giang rất nhiều cảnh quan đẹp và đặc sắc. đến với Hà Giang, khách thăm quan sẽ không khỏi bị cuốn hút bởi những cung đường uốn lượn, những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh, cao nguyên Đồng Văn huyền thoại bên sông Lô và chợ tình Khâu Vai cho những mối tơ duyên dang dở...
Đèo Mã Pì Lèng
Là con đèo nối liền 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc chiều dài chỉ khoảng 20 km, cao 2.000m so với mực nước biển nhưng Mã Pí Lèng làm bất cứ ai đặt chân đến cũng phải ngợp, nỗi choáng ngợp trước những điều kỳ vỹ, vượt quá sức tưởng tượng của con người.
Cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi điểm cực Bắc của Việt Nam. Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 02 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho đồng bào dân tộc hai bản sử dụng.
Thung lũng Sủng Là
Sủng Là (huyện Đồng Văn, Hà Giang) được nhiều người biết và tìm đến qua bộ phim “Chuyện của Pao”. Từ một “ốc đảo” lọt thỏm trong thung lũng nằm gọn trong quần thể Cao nguyên đá Đồng Văn, Sủng Là đã trở thành một “đóa hồng” trong tim không ít kẻ xê dịch.
Chợ tình Khau Vai
Chợ tình Khau Vai còn gọi là “Chợ phong lưu”, có từ năm 1919, chợ họp trên một quả đồi tại thôn Khau Vai, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ họp mỗi năm một lần vào ngày 27/3 (âm lịch); gọi là chợ, nhưng không phải nơi để buôn bán hàng hóa…gần như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có một số người bán đồ ăn uống phục vụ cho những người về đây họp chợ.
Hang Nà Luồng
Nà Luồng, cách trung tâm thị trấn Yên Minh khoảng 25km, thuộc địa phận thôn Nà Luồng, xã Mậu Long và giáp với xã Lũng Phìn của huyện Đồng Văn mới được tìm thấy năm 2010 được đánh giá là hang đẹp nhất so với các hang đã từng được phát hiện ở Hà Giang.
Chùa Sùng Khánh
Chùa Sùng Khánh còn gọi là chùa làng Nùng, tọa lạc trên đỉnh một quả đồi ở bên bờ phải dòng sông Lô thuộc thôn Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thị xã Hà Giang 9km.
Chùa cũ vốn là một công trình thờ Phật từ đời Trần quý hiếm trên miền Thượng du còn sót lại, khung đỡ được làm bằng gỗ, lợp lá, dựng vào năm 1356, nhưng đã bị đổ nát từ lâu. Ngôi chùa hiện nay được nhân dân nơi đây người góp công người góp của xây dựng vào năm 1989, tọa lạc trên nền ngôi chùa cũ nhưng nhỏ và thấp hơn.
Dinh vua Mèo
Sau con đường nằm bên hàng cây sa mộc cao vút, chiếc cổng đá bề thế của dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức ở Sà Phìn (Đồng Văn – Hà Giang) hiện ra trên đỉnh đồi. Vương Chính Đức là người đứng đầu dòng họ Vương của người Mông ở Hà Giang 1 thế kỷ trước.
Thị trấn Phó Bảng
Nằm khuất sau những rặng núi đá cao chót vót, Phó Bảng (Đồng Văn, Hà Giang) còn được nhiều người gọi là thị trấn ngủ quên, rồi thị trấn bị lãng quên… Nhưng, có đến với Phó Bảng, sống ở Phó Bảng thì mới biết, giữa những vách đá tai mèo lởm chởm nhọn hoắt, giữa thiên nhiên khắc nghiệt với mùa đông lạnh tím ngắt da thịt, mùa mưa với những cơn thịnh nộ chợt đến chợt đi vẫn có một nhịp sống. Cuộc sống người dân nơi đây trở nên nhỏ bé, đơn sơ bên nếp những nhà vương nét thời gian, nép mình bên các hốc đá cao trên triền núi.
Động Én
Động Én thuộc địa phận huyện Yên Minh, cách thị xã Hà Giang 60 km. Từ thị xã Hà Giang, qua cổng trời Quản Bạ, qua những cánh rừng thông ngập chìm trong sương sẽ đến động Én. Động Én còn nguyên vẻ hoang sơ nên rất đẹp. Nhiều Lữ khách không khỏi bàng hoàng, sửng sốt khi được trực tiếp chiêm ngưỡng. Đây là một điểm chuyến đi hấp dẫn của khách thăm quan khi đến Hà Giang.
Chợ phiên xã Quyết Tiến
Đến Hà Giang mà bỏ qua chợ phiên thì hẳn là thiếu sót lớn. Mọi nét văn hóa đời sống dường như đều hội tụ đủ cả ở đây. Cái cảm giác tự cho mình lạc vào một không gian nho nhỏ, xa lạ và rất ngỡ ngàng. Mọi hình ảnh đều mới, ánh mắt khách thăm quan cũng lấp lánh như trẻ thơ.
Có một địa danh nằm ngay dưới chân mỏm núi Cổng Trời, đó chính là xã Quyết Tiến mộc mạc, đơn sơ bên cổng trời sừng sững quanh năm mây phủ. Ở nơi yên bình ấy, mỗi tuần lại có một buổi chợ phiên diễn ra trong một buổi sáng thứ 7 ngắn ngủi, đó là chợ phiên xã Quyết Tiến (Huyện Quản Bạ – Hà Giang).
Núi Cấm
Cấm Sơn chạy dài theo dốc Mã Tim với địa hình hiểm trở, hang sâu vách đá dựng đứng, như con sư tử với dáng oai vệ. Từ trên đỉnh, Cấm Sơn chạy về phía sông Lô là núi đất, sườn núi vách dốc trải dài suốt từ đường 19/5 đến quảng trường 26/3. Dưới chân núi là những phố phường đông đúc dân cư, làm ăn sầm uất. Tuy nhiên, người dân Hà Giang ít ai thấy hết được vẻ đẹp tự nhiên mà huyền bí của Cấm Sơn vì chỉ có một con đường lên đỉnh núi.
Trong những năm gần đây, Hà Giang có chủ trương khai thác tiềm năng núi Cấm phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội. Núi Cấm đã được xây dựng tháp truyền hình lớn và một số thiết chế văn hóa hành trình. Từ dưới chân núi (cầu Yên Biên 2), ta có thể đi xe máy, ô tô đến lưng chừng núi.